Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam
đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo quyền con người trong thời đại
chuyển đối số. Cơ sở nào cho Đoàn Việt Nam khẳng định nỗ lực của mình trong
lĩnh vực này trên Diễn đàn quốc tế lớn nhất về nhân quyền này?
Tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng
trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có
việc luôn bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong quá trình
chuyển đổi số. Tuy nhiên, các thế lực phản động, thù địch vẫn cố tình xuyên
tạc, vu cáo, kích động với luận điệu “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là hết sức
tồi tệ”, thậm chí họ công kích, liệt Việt Nam vào diện “kẻ thù của Internet” với thông
tin thiếu khách quan, ác ý, thiên kiến về Việt Nam.
Thời gian qua, mỗi người dân Việt Nam
đều có cảm nhận về những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời
sống xã hội, với những lợi ích thiết thực đang được thụ hưởng. Sự ra đời và
phát triển của các mô hình dịch vụ, ứng dụng, hay sản phẩm công nghệ trên nền
tảng kết nối Internet đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức con người. Thế nhưng, các thế lực phản
động, thù địch, các tổ chức thiếu thiện chí vẫn cố tình phớt lờ mọi nỗ lực và
thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do internet, đưa
ra những đánh giá phiến diện, định kiến, sai sự thật về quá trình chuyển đổi số
ở Việt Nam.
Hết xuyên tạc về tự do ngôn luận, các
đối tượng thù địch, thế lực phản động cho rằng tại Việt Nam không có tự do
internet. Điển hình là Báo cáo thường niên Freedom on the Net 2022 (Tự do trên
mạng 2022) đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet
nhất trên thế giới. Chưa dừng lại, một số cá nhân còn cho rằng “Việt Nam về cơ bản
đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội”.
Thực tế cho thấy, sự phát triển và tự
do Internet tại Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Khi đại dịch Covid-19
ập tới, kéo theo giãn cách xã hội, Internet trở thành con đường duy nhất để
nhiều người, nhiều gia đình kết nối với bên ngoài. Chỉ cần có máy tính hoặc
điện thoại, người dân Việt Nam có thể tiếp cận thông tin trong nước và trên
toàn thế giới mọi lúc mọi nơi, thậm chí làm việc, học tập mà không cần ra khỏi
nhà.
Cũng nhờ có internet mà thanh toán số
không còn còn là đặc trưng của đô thị, mà người dân ở nông thôn và miền núi đều
có thể tiếp cận.
Sau hơn 1/4 thế kỷ, từ dịch vụ xa lạ
với người dân Việt Nam, số người dùng internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70
triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng
viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường
xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.
Internet giờ đây đã trở thành nền tảng
để xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số hiện đại. Nhờ chuyển đổi số,
cuộc sống người Việt đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến, mua hàng qua kênh
thương mại điện tử và thụ hưởng những giá trị mà Internet mang lại.
Những tiện ích, dịch vụ số đang từng
bước được phủ rộng trên khắp cả nước. Từ thành thị tới nông thôn, từ doanh
nghiệp tới mỗi người dân đều nhìn rõ và có thể nắm bắt được cơ hội của mình từ
chuyển đổi số.
Không chỉ đảm bảo
quyền thụ hưởng trong chuyển đổi số mà Việt Nam còn nỗ lực bảo vệ quyền con người trên môi
trường số
Sự phát triển của internet và công
nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội rất
lớn cho đất nước. Tuy nhiên, với hàng trăm triệu trao đổi, giao dịch dân sự
trên môi trường số mỗi ngày, nó cũng được dự báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an
ninh trật tự và ảnh hưởng tiêu cực con người nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Do vậy, cần có những chính sách pháp luật đặc thù để quản lý hoạt động trên
không gian mạng, trong đó có những quy định để bảo đảm quyền con người trong
quá trình chuyển đổi số.
Tháng 4/2023, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã
nhận được một số đơn trình báo của người dân về việc thông tin cá nhân bị các
đối tượng của tổ chức khủng bố Việt Tân sử dụng để đăng ký cái gọi là chương
trình "Trưng cầu dân ý”, bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống đệ tam
Việt Nam cộng hòa". Đây chỉ là một trong những hệ quả của việc thiếu cẩn
trọng, để lộ lọt thông tin cá nhân của người dân trên mạng Internet.
Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu
cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu
thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Bài toán làm sao vừa quản lý, sử dụng
hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế
đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ bí
mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị
định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân
và quyền con người.
Để bảo vệ quyền con người trên không
gian mạng và lợi ích quốc gia, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật an
ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... đã được ban
hành. Trong đó có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh
doanh trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn, xử lý tin xấu độc với
các nền tảng xuyên biên giới được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan chức
năng.
Việt Nam là một trong những quốc gia
đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia. Trong
quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo
đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội
đến văn hóa, giáo dục.
Những năm qua, đại diện nhiều nước và
tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đều hoan nghênh thành tựu bảo đảm quyền
con người ở Việt Nam. Trong đó, ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao
đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội và quyền con người trong quá
trình chuyển đổi số. Những thành tựu này chính là khẳng định sự cam kết của
Việt Nam với bạn bè quốc tế nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm và thúc
đẩy nhân quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét