Quyền được hưởng an sinh xã hội đã được
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận với tư cách là một quyền cơ bản của công dân tại
Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; đồng thời khẳng định
trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền hưởng an sinh xã hội: “Nhà nước
tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ
thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật,
người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác”.
Quy định
của Hiến pháp về quyền an sinh xã hội được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp
luật chuyên ngành như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao
tuổi Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, Luật An toàn vệ sinh lao
động… Các luật trong lĩnh vực này bảo đảm tốt hơn các quyền của công dân được
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, các dịch vụ bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội
đối với các đối tượng chính sách, bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết tốt hơn
mối quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội nói chung,
chính sách lao động và an sinh xã hội
nói riêng theo nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội.
Chính phủ Việt
Nam luôn đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội; mở rộng diện đối
tượng hưởng trợ cấp xã hội; các chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội
được tiếp tục thực hiện hiệu quả, nhất là chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hằng năm, Chính
phủ đã hỗ trợ hàng chục vạn tấn gạo cho các địa phương để kịp thời hỗ
trợ cho người nghèo và người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt và huy
động hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Năm 2021, Chính
phủ đã xuất cấp 143,84 nghìn tấn gạo dữ trự quốc gia hỗ trợ người dân bị ảnh
hưởng của dịch COVID-19 ở 33 địa phương. Giai đoạn 2017 - 2022, hệ thống cơ sở cung
cấp dịch vụ trợ giúp xã hội, nhà xã hội đã mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ. Đến
năm 2022, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (195 cơ sở công
lập và 230 cơ sở ngoài công lập) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trợ giúp
xã hội của đối tượng cần trợ giúp xã hội.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng nhấn mạnh “tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giảm
nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”, đồng thời đặt mục tiêu “Tỉ lệ nghèo đa
chiều duy trì mức giảm 1-1,5% hằng nằm”. Để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, Ban
Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu
quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện.
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra các mục
tiêu nhằm cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một
trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao
phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Số người tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về cơ bản hàng năm đều tăng.Tính đến hết ngày 31/12/2022, số người tham
gia bảo hiểm xã hội là 17,49 triệu người, chiếm 38% lực lượng lao động trong độ
tuổi, trong đó (i) số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 16,03
triệu người, chiếm gần 34,83% lực lượng lao động trong độ tuổi; (ii) số người
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là khoảng 1,46 triệu người, chiếm gần 3,17%
lực lượng lao động trong độ tuổi”.
Giai đoạn 2021-2025,
bên cạnh hai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và nông thôn
mới tiếp tục được triển khai thực hiện, Quốc hội đã phê duyệt triển khai thực
hiện thêm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là các nguồn lực rất
quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bộ Chính trị đã ban hành 06 nghị quyết đối với 06 vùng trong cả nước về
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ mục tiêu giảm nghèo bền vững của
từng vùng. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã
thông qua, phê duyệt 03 Chương trình mục tiêu
quốc gia: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025 với nhiều chính sách, biện pháp toàn diện để
thực hiện mục tiêu của từng Chương trình”Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số
quyết định quan trọng như: Quyết định số
24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn
2022-2025; Quyết định 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 phê
duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công
với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần
trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 ban
hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.
Bảng
2: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều (%)
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
||
Cả nước |
6,8 |
5,7 |
4,8 |
4,4 |
4,3 |
|
Mức giảm (so với năm
trước) |
1,1 |
1,1 |
0,9 |
0,4 |
0,1 |
|
Trong đó |
Thành thị |
1,5 |
1,2 |
1,1 |
1,0 |
2,0 |
|
Nông thôn |
9,6 |
8,0 |
7,1 |
6,5 |
5,7 |
Vùng |
|
|
|
|
|
|
|
Đồng bằng sông Hồng |
1,9 |
1,6 |
1,3 |
1,2 |
0,9 |
|
Trung du và miền
núi phía Bắc |
18,4 |
16,4 |
14,4 |
13,4 |
12,1 |
|
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung |
8,7 |
7,4 |
6,5 |
5,7 |
5,0 |
|
Tây Nguyên |
13,9 |
12,4 |
11,0 |
10,1 |
11,4 |
|
Đông Nam Bộ |
0,6 |
0,5 |
0,3 |
0,2 |
0,7 |
|
Đồng bằng sông Cửu
Long |
5,8 |
4,8 |
4,2 |
3,8 |
4,7 |
Nguồn: Niên giám thống kê 2022; Khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê
Nhà nước luôn thực hiện hiệu quả chính
sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương; chú trọng phát triển
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (tỷ lệ lao động trong
độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 36,8%, tỷ lệ lực lượng lao động
trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 30%); quan tâm bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe nhân dân (kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám,
chữa bệnh trực tuyến đến 1.591 cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh).
Triển khai nhiều chính sách an sinh xã
hội, chăm lo đời sống người dân, đối tượng chính sách, Ngân sách nhà nước đã bố
trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016–2020
là 42.429 tỷ đồng. Chương trình đã góp phần làm thay đổi rõ rệt hệ thống cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền
núi, vùng đồng bào dân tộc; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật
chất và tinh thần. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 giảm từ 9,88% đầu năm 2016 xuống còn
2,75% cuối năm 2020 và 2,23% vào cuối năm 2021. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng gấp 2,3 lần so với
năm 2015, xuất cấp 27.19 nghìn tấn
gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ, cứu đói nhân dân
trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm. Đến cuối năm 2021, cả nước có
tổng số 609.049 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,23% (giảm 0,52% so với cuối năm 2020);
850.202 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,11%. Đến cuối
năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 7,52% (giảm 1,83% so với đầu kỳ; tổng
số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.648 hộ), trong đó: (i) tỷ lệ hộ
nghèo là 4,03% (giảm 1,17% so với đầu kỳ; tổng số hộ nghèo là 1.057.374 hộ);
(ii) tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,49% (giảm 0,66% so với đầu kỳ; tổng số hộ cận
nghèo là 915.274 hộ); (iii) tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 21,02%, giảm
4,89%”. Năm 2022, có khoảng 3,6 triệu đối
tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí thực
hiện trên 28 nghìn tỷ đồng17 - nâng độ bao phủ lên 3,6% dân số đang hưởng trợ
cấp xã hội hàng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ BHYT.
Số người tham
gia bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 88,04 triệu người, chiếm 90,85% dân số. Năm
2021, số người tham gia bảo hiểm y tế là 88,837 triệu người, đạt tỷ lệ 91,01%
dân số vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của
Chính phủ.
Hệ thống an sinh xã hội và chính sách xã
hội đã chứng tỏ tính ưu việt trong hỗ trợ người lao động trước khó khăn do đại
dịch COVID-19. Tính đến ngày 25/11/2021, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết của
Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ
người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19 và trên
toàn quốc là 2845 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ 28,27 triệu lượt đối tượng (gồm 377.431
lượt đơn vị sử dụng lao động, gần 27,9 triệu lượt người lao động và các đối
tượng khác). Năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhận và giải quyết hồ sơ cho
851 đơn vị, với trên 161.500 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất. Đặc
biệt, đã có gần 13.034 triệu người lao động được hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm
thất nghiệp, trong đó có trên 9,52 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất
nghiệp, số còn lại đã dừng tham gia, với tổng số tiền hỗ trợ là 30.991 tỷ đồng.
Kết quả từ Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững đối với phụ nữ và trẻ em
do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2020-2021 với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy
có 39% người dân trong hộ gia đình đã nhận được hỗ trợ xã hội trong thời gian
dịch bệnh, bao gồm các hình thức hỗ trợ của Chính phủ, cơ
quan đoàn thể và từ các nhà hảo tâm. Đây là những chính sách và hình thức hỗ
trợ thiết thực, nhằm giảm bớt khó khăn do dịch COVID-19, đặc biệt với các nhóm
ngành có nhiều lao động bị hoãn việc, dừng việc, thu nhập giảm sút... cũng như
các đối tượng dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm 2021.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét