Tại Khóa họp thứ 52 Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam
đã báo cáo thành tựu đáng ghi nhận về đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực an
sinh xã hội. Trong đó phải kể đến thành công trong bao phủ của bảo hiểm y tế
rộng khắp, một chính sách an sinh nhân văn, có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới bảo
vệ rộng rãi cộng đồng và mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là nhóm người yếu thế.
Cơ sở nào cho Đoàn Việt Nam khẳng định nỗ lực của mình trong lĩnh vực này trên
Diễn đàn quốc tế lớn nhất về nhân quyền này?
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, đến
cuối năm 2022 có khoảng 91,1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ
92,04% dân số, tăng hơn 2,2 triệu người so với năm 2021 tỷ lệ bao phủ BHYT tăng
0,3% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Sự bao phủ bảo hiểm
y tế không đơn giản là thành tích mà nó còn phản ánh chính sách có ý nghĩa nhân
văn to lớn qua một số con số dưới đây:
Thứ nhất, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng đồng nghĩ với
việc ngày càng có thêm nhiều người dân được đảm bảo, chăm sóc sức khỏe và BHYT.
Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền
lợi. Quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế, bảo
đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Theo thống kê của BHXH
Việt Nam, mỗi năm Quỹ BHYT chi trả từ 100.000 đến 105.000 tỷ đồng cho việc khám
chữa bệnh BHYT, trong đó rất nhiều trường hợp người bệnh được chi trả lên tới
nhiều tỷ đồng/năm. Ngoài việc chi trả chi phí khám chữa bệnh thông thường, Quỹ
BHYT còn chi trả cho nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính như:
Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu di truyền), ung thư, tim mạch, suy thận...Vì
vậy, từ nhiều năm nay, thẻ BHYT đã được phần lớn người dân coi như "phao
cứu sinh", là "thẻ hộ mệnh" không thể thiếu của mỗi người khi
không may bị ốm đau, bệnh tật.
Thứ hai, chất lượng khám chữa bệnh BHYT cũng ngày
càng cải thiện, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ y tế hiện đại, thuốc mới,
hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau bệnh tật.
Theo
đó, danh mục thuốc được Quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
người có thẻ BHYT với hơn 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm và trên hàng trăm
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư,
thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa
dạng… người bệnh được chỉ định sử dụng dài ngày, có thuốc dùng suốt đời cho quá
trình điều trị bệnh.
Mặc
dù các thuốc điều trị cho các bệnh hiểm nghèo đều là các thuốc đắt tiền, có giá
lên đến hàng chục triệu đồng cho một liều sử dụng nhưng vẫn được Quỹ BHYT thanh
toán. Danh mục thuốc BHYT hiện nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị đối với
các bệnh hiểm nghèo.
Ngoài
các chi phí về thuốc, người tham gia BHYT còn được Quỹ BHYT chi trả các chi phí
dịch vụ kỹ thuật (với hơn 9.000 dịch vụ), vật tư y tế. Trong đó có các phẫu
thuật, thủ thuật cao, chi phí lớn như: phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật thay
khớp, thay đĩa đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim… Đáng chú ý, một số loại vật
tư y tế được quỹ BHYT thanh toán có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.
Riêng
đối với chi phí ngày giường điều trị nội trú, Quỹ BHYT sẽ thanh toán căn cứ vào
hạng bệnh viện và loại giường điều trị đã sử dụng. Đối với các trường hợp phải
chăm sóc đặc biệt sẽ được Quỹ BHYT thanh toán lên tới hàng chục triệu đồng/một
đợt điều trị, thậm chí có trường hợp số tiền giường được thanh toán lên đến
hằng trăm triệu đồng.
Thứ
ba, chính sách BHYT đã phát huy hiệu quả vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu
cũng như chia sẻ gánh nặng cho gia đình các bệnh nhân khi không may gặp phải ốm
đau, bệnh tật.
Có
thể nói rằng, BHYT là chính sách có ý nghĩa an sinh quan trọng, nhằm bảo đảm sự
công bằng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đồng thời, qua đó thể hiện tính
nhân văn ở sự sẻ chia giữa người mạnh khỏe và người hay ốm đau, người giàu với
người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em và người cao tuổi. Những
lợi ích của BHYT mang lại cho người tham gia là điều dễ nhận thấy.
Tham
gia BHYT, mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản
mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Bởi lẽ, chính sách BHYT nước
ta hướng tới mọi người dân, người lao động, trong đó có học sinh, sinh viên.
Nhờ
sự ưu vi ệt, thiết thực về quyền lợi, giàu tính nhân văn nên BHYT đã nhận được
sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội, sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ.
Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ của các Bộ, ngành,
chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách BHYT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét