Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản, nhất quán trong xây dựng và thực thi chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy, trong những năm qua đời sống của đồng bào các DTTS được nâng lên đáng kể, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Tuy vậy, so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào các DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi phát triển còn chậm. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động ra sức rêu rao rằng, đồng bào các DTTS đang chịu bất bình đẳng dân tộc so với đồng bào đa số, cụ thể là:
Lợi dụng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa dân tộc Kinh và đồng bào DTTS và những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở một số địa phương, các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng, Đảng, Nhà nước đối xử không công bằng, chỉ chăm lo cho người Kinh mà không chăm lo cho đồng bào DTTS, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, nghèo đói (?!).
Khi Đảng, Nhà nước đầu tư các nguồn lực để xây dựng các công trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS chúng lại rêu rao rằng, việc đầu tư đó chủ yếu tập trung ở các thị trấn, thị tứ, thành phố với mục đích là để phục vụ người Kinh và cán bộ, công chức trong chính quyền của người Kinh chứ không phải dành cho đồng bào DTTS (?!).
Chúng còn lợi dụng những hiện tượng cục bộ do lịch sử để lại để vu cáo Đảng, Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho người Kinh cướp đất của đồng bào DTTS, do vậy, đồng bào mới thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất và mới đói nghèo (?!).
Ở các vùng DTTS, cùng với những khó khăn về điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trường là những hậu quả của chế độ phong kiến, thực dân để lại đã tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa người Kinh và đồng bào DTTS. Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng để rút ngắn khoảng cách chênh lệch này. Đảng ta khẳng định: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”[1]. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng phát huy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào DTTS trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS, tình hình kinh tế - xã hội ở vùng DTTS ngày càng được cải thiện. Tính đến tháng 6/2021, 100% huyện vùng DTTS có đường đến trung tâm huyện; 98% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% xã và 97,2% thôn bản có điện lưới quốc gia; 93,9% hộ gia đình được sử dụng điện; 100 % xã có trường tiểu học và trung học cơ sở; 99,7 % xã có trường mần non; 99,3%; 99,3% xã có trạm y tế; 65,8% xã và 76,7% thôn có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng[2]. Tuy vậy, để đời sống của đồng bào DTTS và kinh tế - xã hội ở vùng DTTS phát triển ngang bằng với các vùng khác đòi hỏi phải có thời gian, không thể nôn nóng được.
Những con số là bằng chứng thực tiễn phủ nhận luận điệu xuyên tạc, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc đó
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét