Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Nội bộ các nhân sỹ trí thức tan hoang sau sự ra đời của Viện Phan Chu Trinh

Nội bộ các nhân sỹ trí thức tan hoang sau sự ra đời của Viện Phan Chu Trinh 
Bài viết của Phạm Chí Dũng trên VOA lên án gay gắt, công khai, dữ dội Viện Phan Chu Trinh được VOA đăng lên trang tin chính, và sau đó là sự phản ứng yếu ớt, lẻ loi, bao biện của Bùi Minh Quốc trên các “trang nhà” là một biểu hiện cho những chia rẽ sâu sắc bên trong nội bộ của các nhân sĩ trí thức. Trong nhiều năm qua, dù nhân sĩ trí thức trưng ra chiêu bài dân chủ vào giấu diếm bộ mặt thật của mình, nhưng qua các cuộc tranh luận và biểu hiện truyền thông, ta có thể nhận ra rằng có sự phân hóa đến mức khó tìm sự “đoàn kết” dù vỏ bọc che đậy bên ngoài.
 
Sự phân hóa rõ nét nhất là các trí thức chống Cộng cực đoan và những trí thức vẫn còn đang dẫm một chân trong hệ thống chính quyền. Những trí thức chống Cộng cực đoan tẩy chay phe kia một cách rõ rệt, mà trong đó Phạm Chí Dũng là một ví dụ. Ta sẽ thấy, Phạm Thị Hoài – cây bút lừng lẫy hải ngoại, admin của Talawas một thời, không đăng bài trên Văn Việt – website của Ban vận động Văn đoàn độc lập. Những cây bút chống Cộng cực đoan như Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Tường Thụy, Đoan Trang…v…v… lâu lắm rồi không có bài nào trên trang ngôn luận của các nhân sĩ trí thức là Bauxite Việt Nam. Thay vào đó, họ sẵn sàng góp bài vào những trang nhận tiền của hải ngoại như  Ethongluan, Luật khoa tạp chí, Việt Nam thời báo…v…v… Điều này cho thấy, các “nhân sĩ trí thức” đang dần bị cô lập.

Ngay trong nội bộ sâu hơn của các trí thức thuộc nhóm Viện IDS cũ cũng có rất nhiều mâu thuẫn. Ta sẽ thấy rằng Chu Hảo không bao giờ muốn xuất bản sách do Nguyễn Quang A dịch, và kể cả có không được cấp phép cũng chưa bao giờ thấy Chu Hảo lên tiếng bênh vực người bạn, người đồng chí của mình. Nguyễn Quang A chẳng mấy khi nhắc đến Phan Chu Trinh trên facebook cá nhân hay fanpage của Diễn đàn Xã hội dân sự. Trường Phan Chu Trinh đóng cửa, Quang A cũng không thèm chìa tay ra giúp đỡ. Nguyên Ngọc không hề có bài trên website Tạp chí Dân trí – một website mà Quang A lập ra để bàn chuyện chính trị một cách nghiêm túc. Ban vận động Văn đoàn độc lập có thể tung hô dịch giả Phạm Nguyên Trường nhưng chưa bao giờ có lấy một chữ ca ngợi Quang A. Trong khi Quang A lên bờ xuống ruộng trong lần hiệp thương bầu cử năm 2016 thì không thấy một “nhân sĩ trí thức” nào tới lên tiếng hay bảo vệ. Khi cơ hội diện kiến Tổng thống Obama, Quang A cầu xin nhân sỹ trí thức đến tạo áp lực song không một ai xuất hiện trừ bà Phương Bích.Tập nghiên cứu về ca trù của Nguyễn Xuân Diện được Chu Hảo tâng bốc tận mây xanh, tổ chức giới thiệu sách năm lần bảy lượt ở các nơi chốn có thể sử dụng để PR, thế nhưng Văn đoàn độc lập vẫn lờ tịt, không thèm trao giải thưởng nghiên cứu cho Diện, cũng như viết bài giới thiệu về công trình xập xệ này. Trong các buổi hội thảo do Chu Hảo tổ chức với danh nghĩa Qũy Phan Chu Trinh và NXB Tri Thức nhằm giới thiệu và truyền bá các tư tưởng khai sáng, chẳng mấy khi thấy mặt Quang A, Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc… thậm chí cả Xuân Diện cũng mất hút… Rất nhiều những lần manh mún như thế. Các nhân sự cốt cán của phong trào này chưa bao giờ quan tâm đến nhau hay hỗ trợ nhau thực sự mà có phần né tránh, và biết đâu cả nghi kị và ganh tài nhau.

Nếu bạn theo dõi kỹ về nhóm trí thức này, sẽ thấy phân bổ “quyền lực” của họ ra sao. Quang A và Nguyên Ngọc là 2 tướng tiên phong, được đẩy ra để làm truyền thông. Hai nhân vật này không tham tiền, nhưng thích nổi tiếng, thích được tôn sùng và bị nhiễm nặng nề chủ nghĩa anh hùng  cực đoan. Bởi thế, khi cần bất cứ sự kêu gọi nào, Quang A và Nguyên Ngọc chỉ cần sử dụng uy tín của mình là xong chuyện.  Hoàng Hưng chỉ là thợ viết không có chính kiến. Xuân Diện chỉ là đám le ve vòng ngoài, đi làm những việc lặt vặt hô hào quần chúng. Quyền lực thật sự chính là Chu Hảo. Chu Hảo ẩn mình, ít lên tiếng, ít xuất hiện, nhưng mọi nguồn quỹ đều đổ về tay Chu Hảo. Với cương vị Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Chu Hảo nghiễm nhiên được sử dụng Qũy Phan Chu Trinh để nuôi các chương trình hoạt động của mình. Sau đó, Chu Hảo lại được bà Nguyễn Thị Bình điều về trường Phan Chu Trinh làm hiệu phó để kẹp sát Nguyên Ngọc, với danh nghĩa là hỗ trợ Nguyên Ngọc. Chu Hảo vào Hội An được 1 năm thì trường cũng đóng cửa luôn và chuyển sang một mô hình mà Chu Hảo sẽ có “quyền lực” hơn Nguyên Ngọc:  Viện Phan Chu Trinh. Nguyên Ngọc nên biết rằng, khi không còn trường nữa (tức là những trí thức nghiên cứu tử tế) thì quyền lực của ông ta cũng không còn. Thay vào đó, Viện Phan Chu Trinh như một tập hợp chém gió, lại là nơi đắc địa của Chu Hảo (Nên nhớ, Chu Hảo rất thích tổ chức các hội thảo chém gió). Và trong bối cảnh này, Quang A vẫn chẳng thèm quan tâm vì còn đang bận việc của mình là website Dân Quyền và Tạp chí Dân Trí hay dịch sách ca ngợi xã hội dân sự Tây phương.

Những vết rạn vỡ này đang ngày càng nứt toác ra. Và một khi nứt toác ra hết rồi, các bạn sẽ được nhìn thấy bộ mặt thật của các nhân sĩ trí thức.

GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét