Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Chất vấn Người Buôn gió, “Ai kéo bè kết cánh”?

Chất vấn Người Buôn gió, “Ai kéo bè kết cánh”?
Đại Hội Đảng dường như là một nguồn cảm hứng bất tận của các cây viết lề trái, trong đó có Người Buôn Gió. Người Buôn Gió lại một lần nữa chém gió theo thuyết âm mưu về một chính phủ Việt Nam bị chia rẽ và đấu đá nội bộ. Sau một loạt bài của Người Buôn Gió cùng nội dung này đăng trên Ba Sàm, tôi lấy làm tiếc cho Người Buôn Gió vì không sinh ra ở Trung Quốc. Sau khi anh chàng “đầu gấu phố cổ” này giương cao khẩu ngữ bài Trung Quốc thì anh ta vẫn tư duy như phim bộ Tàu.

Mở đầu bài viết trên của mình, Người Buôn Gió khẳng định chắc như đinh đóng cột:” Rất nhiều lần báo chí Việt Nam để cập đến chuyện kết bè cánh trong Đảng. Đích thân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng rất nhiều lên án chuyện bè phái trong nội bộ Đảng.
Trước vấn đề nhân sự cho đại hội đảng CSVN khoá tới, ông Trọng một lần nữa lại đăng đàn để lên án chuyện kết bè phái trong Đảng để tranh chức quyền. Ông đặt ta lựa chọn nhân sự cấp cao của Đảng phải đảm bảo được yêu cầu là thực hiện nhiệm vụ của Đảng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.”
Cở sở cho dẫn dắt về chủ đề này của Người Buôn Gió không đưa ra được báo nào, ở đâu, bối cảnh nào mà TBT Nguyễn Phú Trọng nêu ra vấn đề “kéo bè kết cánh” là có thật trong Đảng hay đó chỉ là những cảnh báo của ông Tổng Bí thư chấn chỉnh nguy cơ. Việc phản ánh một chủ đề nghiêm trọng theo lối mập mờ, lấp lửng, không có nguồn trích dẫn càng chứng minh thủ đoạn phát “tin vịt” được sản xuất với Hiếu Gió mà thôi
Từ nhận định kiểu “mập mờ” biến nó thành “sự thực” và cho mình cái quyền vô tư “tổng sỉ vả” ông Tổng bí thư một cách vô tội vạ, bất chấp sự thật, bất chấp thủ đoạn truyền thông:

“Thực sự thì Nguyễn Phú Trọng là kẻ háo danh và đầy thủ đoạn , nấp dưới vẻ hiền lành. Thậm chí Trọng có thể rơi nước mắt trước các uỷ viên trung ương khi cần thiết. Nguyễn Phú Trọng là một dạng Lưu Bị của thời Tam Quốc chứ không phải tầm thường như bề ngoài ông ta thể hiện. Nhìn những nước đi của Nguyễn Phú Trọng từ khi cầm quyền đến giờ chỉ có một mục đích. Làm sao thâu tóm được quyền hành hết về tay mình.”

Qủa nhiên như tôi nói ở trên, Người Buôn Gió có lối tư duy phim bộ Tàu một cách điển hình. Cái học vấn nông cạn của Người Buôn Gió có lẽ không vượt quá khỏi khuôn khổ của Tam Quốc từ hàng ngàn năm trước áp đặt cho chính sự nước Việt thời nay. Những hình mẫu nhân vật chính trị trong cuốn tiểu thuyết ba xu này trở thành khuôn mẫu bình luận chính trị của Người Buôn Gió. Nhìn qua lăng kính của Tam Quốc, Người Buôn Gió nhìn về chính trị chỉ thấy những âm mưu và đấu đá, bỏ qua mọi nỗ lực cải thiện xã hội của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Cái lăng kính này càng được phóng đại hơn khi có Việt Tân và những thế lực bài xích Đảng Cộng Sản Việt Nam tán dương và kích động.

Vậy thì rốt cuộc, ở đây ai mới là người “Kéo bè kết cánh?”. Những bằng chứng cho thấy có sự việc “kéo bè kết cánh” trong chính phủ không hề có. Người Buôn Gió viết một bài dài buộc tội Tổng bí thư là kéo bè kết cánh và thao túng dư luận, nhưng người thực sự kéo bè kết cánh chính là một thế lực khác. Đó chính là thế lực đứng sau Người Buôn Gió. Và ai là thế lực đứng sau Người Buôn Gió?

Người Buôn Gió xuất hiện trong NoU như một anh hùng kêu gào chống Tàu, đòi lại Hoàng Sa Trường Sa vào năm 2011. Lúc ấy, thống lĩnh phong trào này là các nhân sĩ trí thức trong Bauxite Tây Nguyên. Nhưng sau một thời gian, Người Buôn Gió lại trở thành tay sai in truyền đơn, in áo cho Việt Tân, dẫn dắt hai tình nhân của mình là blogger Mẹ Nấm Gấu và Đoan Trang khiến họ suýt đi tù. Việt Tân thật là có mắt nhìn người khi chọn Người Buôn Gió vì Người Buôn Gió cũng giống như Việt Tân, chỉ biết “chém gió” nói xấu chính quyền chứ không biết làm chính trị. Người Buôn Gió đương nhiên trở thành anh mõ làng của Việt Tân.

Nếu nhìn toàn cảnh về phe đối lập, ta có thể thấy Việt Tân đã kết thành một bè cánh lớn, thao túng từ hải ngoại đến trong nước. Ở hải ngoại, Việt Tân dễ dàng tạo được thế lực qua các hành vi Mafia (xem Terror in Little Saigon). Còn ở trong nước, Việt Tân dùng tiền mua chuộc những kẻ hay “chém gió” như Người Buôn Gió mà ta có thể kể đến như Nguyễn Tường Thụy, Hoàng Dũng CDVN,…, rồi làm đầu mối giới thiệu những cây viết chém nhảm đó cho các trang truyền thông cỡ bự như RFA Việt Ngữ, BBC Việt Ngữ, VOA, Dân Luận…v…v… Việt Tân cũng không tiếc tiền tài trợ cho các hoạt động biểu tình. Nhờ có biểu tình, các trang tin mới có tin để mà viết, để mà có cớ vạch tội chính quyền.

Như thế là đã rõ ai là người “kéo bè kết cánh”, gọi chính xác là “kéo bè kết đảng” (tức Đảng Việt Tân). Người Buôn Gió và những kẻ chống chính quyền mới thực sự là những kẻ háo danh và thủ đoạn. Háo danh vì thích nổi tiếng trên mạng xã hội trong khi bản thân chỉ là kẻ bất tài. Thủ đoạn bởi chỉ biết tung tin đồn nhảm để hại người mà không hề giúp đời. Với những kẻ như vậy, dù có gắn mác đấu tranh cho dân chủ nhân quyền hay chính nghĩa thì vẫn cứ là kẻ đầu trộm đuôi cướp mà thôi
GĐTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét