Những năm qua, do cách nhìn thiên lệch, thiếu thiện chí nên trong các Báo cáo của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng như hàng loạt báo cáo mang danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” đang được các trang mạng, cá nhân chống phá Nhà nước tung hô như là “tiêu chí đánh giá” thực trạng tự do tôn giáo, nhân quyền Việt Nam, tập trung xoáy vào một số nội dung kiểu như: Ở Việt Nam chưa có tự do tôn giáo thật sự, vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa đạt được quy định của Công ước quốc tế; luật pháp Việt Nam có nhiều điều luật quy định “không rõ ràng” để kiểm soát, hạn chế tự do tôn giáo, sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia với các “tội danh mơ hồ” để “đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; các tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của Nhà nước; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số; chính sách nghĩa vụ quân sự của Nhà nước Việt Nam cản trở quyền tu học của thanh niên Khmer; các nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt động, bị hạn chế đi lại; ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”, .v.v..
Trước hết, bàn về luận điệu cho rằng, Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là nhận định rất thiếu tính khách quan.
Thực tế, Nhà nước Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động và công nhận cho 311 chi hội, 1.742 điểm nhóm của đạo Tin lành ở Tây Nguyên, 14 chi hội và 797 điểm nhóm Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc. Điều này đã được thừa nhận trong Báo cáo thường niên năm 2020 của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các tổ chức của Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Bàni giáo, Bàlamon giáo, ... cũng được Nhà nước Việt Nam thừa nhận và được tự do hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo (tổ chức của Công giáo, Phật giáo được thừa nhận và hoạt động trong vùng dân tộc thiểu số ở các khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Tây Nam Bộ; tổ chức của Bàlamon giáo, Bà ni giáo, Hồi giáo được thừa nhận và hoạt động trong cộng đồng người Chăm).
Còn thực tế, với mưu đồ gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, các tổ chức phản động như BPSOS, Việt tân, các tổ chức tin lành Đề ga,...lợi dụng một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu…, thời gian qua các thế lực thù địch và bọn phản động lập ra nhiều tổ chức núp bóng dưới danh nghĩa tôn giáo để tập hợp, lôi kéo đồng bào dân tộc; để từ đó, dùng thần quyền, giáo lý chi phối họ tham gia các hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
Điển hình như: tại Tây Nguyên, năm 1999, số đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Đềga”, đồng thời chúng móc nối với số đối tượng phản động trong các dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai lập ra cái gọi là “Tin lành Đề ga” để lôi kéo, tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia “Nhà nước Đề ga” dưới ngọn cờ tôn giáo và dân tộc để kích động ly khai thành lập nhà nước cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; tại Tây Nam Bộ, số đối tượng phản động tăng cường sử dụng Internet, báo, đài nhằm kích động tư tưởng “ly khai” vào vùng đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, lập “Chính phủ Khmer Krôm lưu vong”, tiến đến thành lập “Nhà nước Khmer Krôm” trên vùng đất Tây Nam Bộ…; tại vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, số đối tượng phản động, cốt cán hoạt động “Nhà nước Mông” chủ trương phát triển cơ sở trong đạo Tin lành để tập hợp lực lượng, ráo riết móc nối, lôi kéo số chức sắc, số cầm đầu các điểm nhóm đạo Tin lành tham gia thành lập “Nhà nước Mông” tự trị…
Với mưu đồ lợi dụng vỏ bọc tôn giáo để xây dựng, phát triển lực lượng chống phá Việt Nam thì không một Nhà nước nào cho phép thành lập, hợp pháp hóa tư cách pháp nhân cho chúng để công khai lôi kéo, lừa bịp người dân chống Nhà nước, lật đổ chế độ cả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét