Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

Một báo cáo sai lệch, thiên kiến

 


Báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2023 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đã đưa ra nhiều nhận định tiêu cực về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều luận điểm trong báo cáo này có thể bị phản bác dựa trên các số liệu và lập luận khách quan. Dưới đây là phân tích chi tiết nhằm làm rõ những tiến bộ và nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, trái ngược với những cáo buộc trong báo cáo của Mỹ.

1. Quyền Tự Do Ngôn Luận và Báo Chí

Báo cáo của Mỹ cho rằng Việt Nam hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và báo chí. Tuy nhiên, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có hơn 800 tờ báo và tạp chí cùng hàng nghìn trang thông tin điện tử, phục vụ nhu cầu thông tin của người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số và mạng xã hội tại Việt Nam cũng cho thấy mức độ tự do thông tin ngày càng cao. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 70 triệu người sử dụng Internet vào năm 2023, chiếm gần 70% dân số, và có hơn 60 triệu người sử dụng mạng xã hội. Những con số này chứng tỏ rằng người dân Việt Nam có khả năng tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách rộng rãi và đa dạng.

2. Quyền Tự Do Hội Họp và Lập Hội

Báo cáo Mỹ cũng cho rằng Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội dân sự và ngăn cản quyền tự do hội họp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy quyền tự do này. Theo Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Việt Nam hiện có hơn 1400 hội đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ y tế, giáo dục đến môi trường. Những tổ chức này không chỉ hoạt động độc lập mà còn tham gia tích cực vào việc giám sát và phản biện chính sách, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội.

Quyền Lợi của Người Lao Động

Báo cáo nêu lên các vấn đề về điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng từ 30% năm 2010 lên 45% năm 2023. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách luật lao động, nâng cao mức lương tối thiểu vùng và tăng cường bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là trong các ngành nghề nguy hiểm. Các số liệu này cho thấy nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

4. Quyền của Các Nhóm Yếu Thế

Báo cáo Mỹ cũng chỉ trích Việt Nam về việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật. Tuy nhiên, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ trẻ em được tiếp cận giáo dục tiểu học đạt 99%, trong khi tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt 97%. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, bao gồm việc cung cấp trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ việc làm. Những con số này cho thấy cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền lợi của các nhóm yếu thế.

5. Hệ Thống Tư Pháp

Báo cáo Mỹ cũng đưa ra nhiều chỉ trích về hệ thống tư pháp của Việt Nam, cho rằng thiếu tính minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách tư pháp để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả, bao gồm việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và xử lý các vụ án, giảm thiểu tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Các cải cách này đã góp phần tạo nên một hệ thống tư pháp minh bạch và công bằng hơn.

Mặc dù báo cáo Nhân quyền Việt Nam 2023 của Mỹ đưa ra nhiều chỉ trích, nhưng khi xem xét kỹ lưỡng, có thể thấy nhiều luận điểm trong báo cáo này chưa phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình thực tế tại Việt Nam. Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, từ quyền tự do ngôn luận, quyền lợi người lao động, đến quyền của các nhóm yếu thế. Những tiến bộ này chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải thiện tình hình nhân quyền và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ nhân quyền và đã có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình trong nước. Các con số và thông tin nêu trên là minh chứng rõ ràng cho những tiến bộ và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việc phản bác các nhận định thiếu căn cứ trong báo cáo của Mỹ là cần thiết để bảo vệ danh dự và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên đây là một số vấn đề chung khi ta lướt nhanh qua báo cáo nhân quyền Việt Nam 2023 mà Mỹ vừa công bố. Trong các bài viết sau sẽ mổ xẻ, phân tích một số chi tiết cụ thể để thấy rằng, toàn bộ báo cáo trên là cả một sự xuyên tạc, vu khống trắng trợn, không hề thay đổi của Mỹ về tình hình nhân quyền Việt Nam.


 

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

Báo Cáo Nhân Quyền Việt Nam 2023 do Mỹ công bố: Báo cáo lạc điệu

 


Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo nhân quyền Việt Nam 2023”; bản báo cáo dày 59 trang này tưởng như công phu nhưng vẫn chẳng có nội dung gì mới ngoài cái luận điệu quen thuộc là tình hình nhân quyền ở Việt Nam “vẫn tồi tệ như vậy”. Cũng dễ hiểu khi mà dân chủ, nhân quyền tiếp tục là một trong những chiêu bài mà Mỹ sử dụng để gây sức ép, tác động, hướng lái Việt Nam, nằm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” mà Mỹ và phương Tây đang áp dụng với chúng ta, điều mà Việt Nam đã sớm nhận ra và không còn lạ lùng gì.

Điều hơi khó hiểu là, trong khi Việt Nam và Mỹ vừa nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất trong lịch sử ngoại giao 2 nước - đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại dường như đi ngược lại tinh thần chung ấy bằng cách tung ra một bản báo cáo lạc điệu. Nó trái ngược với các cơ quan ban ngành khác của Mỹ đang tích cực hưởng ứng và thúc đẩy thực chất mối quan hệ này, ví dụ như Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tổ chức phiên điều trần thông qua hình thức trực tuyến liên quan đến xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam...

Bản báo cáo dày 59 trang này thậm chí mở đầu bằng một câu mà người đọc có lẽ không cần phải đọc hết báo cáo cũng hình dung ra được nội dung cơ bản của nó là gì: There was no significant changes in the human rights situation in Vietnam in the pass year (Tạm dịch: Không có sự thay đổi đáng kể nào về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua). Có nghĩa là từ đó về sau, tất cả những gì báo cáo này viết chỉ nhằm minh chứng cho cái nhận định ngắn gọn vừa rồi thôi. Riêng về cái lối văn diễn dịch này thì người Mỹ quả là giỏi.

Câu khẳng định ấy được minh chứng như thế nào? Nó được minh chứng bằng “các báo cáo đáng tin cậy” (credible reports) mà bản báo cáo này nhắc đi nhắc lại, thế nhưng không hề có những dẫn chứng rằng nguồn của “các báo cáo đáng tin cậy” ấy là gì, là ai, tổ chức nào? Hay lại là những HRW, RSF... Nếu như thế thì cũng không biết phải nói gì, vì đây đều là những tổ chức báo cáo láo. Nhìn về lịch sử, giới chức Mỹ cũng không ít lần viện dẫn những nguồn tin đáng tin cậy để gây sự với một quốc gia nào đó. Bạn không tin à, sự kiện Vịnh Bắc Bộ ở Việt Nam năm 1964 hay việc ngài Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell giơ 1 chiếc lọ con mà ông nói có khả năng mang bệnh than, khi ông này trình bày với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về bằng chứng cáo buộc Iraq tiến hành chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt, dẫn đến cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003 chẳng phải là những cuộc chiến “dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy” đó sao?

Phản ứng với báo cáo mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, ngày 25/4/2024, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam. Một lần nữa Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước. Quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ, thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trên thực tiễn.

Nếu những người viết báo cáo về nhân quyền tại Việt Nam ở Mỹ tiếp tục dựa trên những nguồn tin “đáng tin cậy” như trên, dựa trên những cá nhân và tổ chức thiếu thiện chí, thì dự báo rằng báo cáo các năm tiếp theo câu mở đầu vẫn sẽ là điệp khúc “không có thay đổi đáng kể”.

Trên đây chỉ là một vài nét sơ lược về bản báo cáo nhân quyền Việt Nam 2023 mà Mỹ vừa công bố. Trong các bài viết sau sẽ phân tích và phản bác từng mục đề và nội dung mà bao lâu nay, Mỹ vẫn xuyên tạc và báo cáo không đúng sự thật về tình hình nhân quyền của Việt Nam.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Cảnh giác với chiêu trò lợi dụng vụ án Y Krec Bya để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên

 Từ thực tiễn đời sống xã hội cho thấy sinh hoạt tôn giáo hiện nay ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng được tôn trọng và bảo vệ theo quy định pháp luật. Tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước ta tạo mọi điều kiện hoạt động tốt nhất, thế nhưng thời gian gần đây, các đối tượng FULRO lưu vong vẫn không ngừng xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên bằng những luận điệu hết sức lố bịch nhằm vu khống, chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Để thực hiện mưu đồ này, bọn chúng tìm cách tiếp xúc với những cá nhân, nhân vật bất mãn trong các tôn giáo để phỏng vấn, ghi hình… sau đó tung lên mạng với luận điệu vu khống: “Chính quyền vẫn hạn chế tôn giáo”, “Chính quyền áp đặt tôn giáo”… nhằm mục đích vu cáo chính quyền Việt Nam không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Lợi dụng Y Krec Byă bị kết án với tội danh phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, trang “Người Thượng vì công lý” đã đăng tải nhiều bài viết xoay quanh nội dung vu cáo “Chính quyền Đắk Lắk gia tăng đàn áp “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên””. Chúng cho rằng, chính quyền một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk tăng cường sách nhiễu và đàn áp các thành viên thuộc “Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”, buộc họ không được tụ tập cầu nguyện và phải rời bỏ nhóm tôn giáo này. Trang này rao giảng: “Khi hàng chục tín đồ đang tập trung tại nhà của bà H Ik Kbuôr, là vợ của “thầy truyền đạo” Y Krec Byă ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn vào ngày 15/11 thì Công an và cán bộ địa phương xông vào yêu cầu giải tán và lập biên bản về việc tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép. Đến ngày 17/11, Công an huyện Buôn Đôn đã triệu tập nhiều người tham gia “buổi sinh hoạt tôn giáo” tại nhà bà H Ik Kbuôr để “tra khảo” và “ép” ký cam kết không tái phạm…”.

Sau khi Y Krec Byă bị bắt, trang này đã liên tục “rêu rao” với những lời lẽ hết sức lố bịch như: “Chính phủ Việt Nam chấm dứt chính sách đàn áp tôn giáo đối với người Thượng. Như hôm nay, chính quyền đang giữ người không thông báo đối với thầy Y Cung Niê, Y Nuêr Buondap, Y Thinh Niê, Y Phúc Niê… hiện nay Công an đang giữ điều tra về vấn đề yêu cầu chính quyền hướng dẫn cách đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại nhà, chính quyền gọi mời làm việc với nội dung hướng dẫn về việc sinh hoạt nhưng từ hôm qua chưa có thông tin hay thông báo gì về cho gia đình và đã giữ người tùy tiện…”. Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, đây chính là những đối tượng tham gia sinh hoạt tôn giáo trái phép, tập trung đông người, không xin phép cũng như chưa được cơ quan chức năng đồng ý, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. 

Tuy nhiên, năm 2013 (chỉ một năm sau khi ra tù) Y Krếc Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh, đưa ra kiểm điểm trước dân để tạo điều kiện cho Y Krếc Byă sửa chữa sai lầm. Thế nhưng, với bản chất của một tên FULRO ảo vọng quyền lực, cộng với việc bị các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan lôi kéo, xúi giục, Y Krếc Byă đã tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” do đối tượng A Ga lưu vong tại Mỹ cầm đầu, tích cực thực hiện các nhiệm vụ do các đối tượng trong MSFJ, CHPC giao.

Nhóm “Người Thượng vì công lý” đã lợi dụng, đào tạo Y Krếc Byă bằng cách ghi nhận công lao và bố trí cho “ghế” Phó Giáo Hội Trưởng CHPC để hắn cam tâm có những việc làm sai trái, phản bội lại buôn làng. Bản thân Y Krếc Byă đã tổ chức cho các đối tượng tham gia CHPC tại nhà mình, tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho bọn phản động bên ngoài để xuyên tạc, phản ánh sai lệch cho các tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.


Chúng lừa phỉnh, lôi kéo một số người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên với hứa hẹn sẽ đưa đi Mỹ, Canada… để trục lợi nhưng lại lợi dụng việc này để vu cáo chính quyền để xảy ra tình trạng mua bán người. Tuy nhiên, khôi hài ở chỗ, trước những bằng chứng đanh thép, không thể chối cãi như vậy, nhưng nhóm “Người Thượng vì công lý” vẫn cứ rêu rao, khóc lóc kể lể trên mạng xã hội vu cáo rằng Việt Nam đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo.

Có lẽ, đồng bào máu mủ trong mắt Y Quynh Bdăp, Y Phic Hdok và nhóm MSFJ chỉ là công cụ để chúng trục lợi, là thứ mà chúng sẵn sàng vứt bỏ, chối từ chỉ để nhận được những đồng USD “tài trợ” cũng như lời hứa mờ mịt về “một tương lai hạnh phúc” nơi trời Mỹ.


Sau khi bị kết án tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” và “Hủy hoại tài sản”, đồng thời đưa ra kiểm điểm trước dân làng, những tưởng cả hai sẽ chăm chỉ làm ăn nhưng Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vẫn ảo tưởng, không từ bỏ tư tưởng cực đoan, phản động. Tháng 8/2018, do sợ bị bắt vì những hành vi sai trái của mình nên Y Quynh Bdăp đã vượt biên sang Thái Lan rồi tiếp tục đưa vợ con vượt biên.

ăm 2019, Y Phic Hdok cũng vượt biên sang Thái Lan, tiếp tục chống phá, tìm kiếm sự giúp đỡ của các thế lực thù địch và FULRO lưu vong. Tại Thái Lan, chúng được các tổ chức phản động như “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” và các tổ chức FULRO lưu vong (MHRO, MRO…), tổ chức phản động đội lốt tôn giáo “Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC” hậu thuẫn nên đã tạo lập nhiều trang Facebook xuyên tạc tình hình trong nước, tự cho mình là “đấu tranh công lý”.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, thời gian qua, 2 bị can Aga và Y Krếc Byă cùng một số đối tượng khác đã có hành vi chỉ đạo tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tổ chức hàng trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến để chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Một số đối tượng còn có hành vi trực tiếp lôi kéo phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của FULRO lưu vong để hoạt động trái phép.

Y Krếc Byă là đối tượng từng bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013 (chỉ một năm sau khi ra tù), Y Krếc Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh.

Với bản chất của một tên FULRO ảo vọng quyền lực, cộng với việc bị các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan lôi kéo, xúi giục, Y Krếc Byă đã tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên - CHPC”, tích cực thực hiện các nhiệm vụ do các đối tượng trong MSFJ, CHPC giao.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

Tiếng nói từ người tham dự phiên tòa xử Y Krễc Byă: phiên tòa xử công khai, đúng người đúng tội

 


Ngày 10/4/2024, thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, ngày 28/3/2024 Hội đồng xét xử TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên bản án 13 năm tù đối với bị cáo Y Krễc Byă (thường gọi Ama Guôn, SN 1978, trú buôn Knia 2, xã Ea Bar, H.Buôn Đôn) về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Đến nay, bị cáo đang chấp hành bản án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trên nhiều trang mạng của các thế lực phản động, xuất hiện nhiều bài viết bênh vực, "gỡ tội" cho Y Krễc Byă; đồng thời xuyên tạc trắng trợn chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...

Tại phiên tòa, các nhân chứng là người từng bị Y Krễc Byă dụ dỗ, lôi kéo có mặt cũng đã thể hiện quan điểm của mình đối với bản án trên. Điển hình là anh Y Chới Buôn Krông (ở TP.Buôn Ma Thuột) cho rằng, phiên tòa xử công khai, đúng người đúng tội. Anh cũng cảm ơn chính quyền, Đảng và Nhà nước "đã khoan hồng, không xử lý hành vi đã tham gia vào tổ chức Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên của mình để anh được làm người có ích cho xã hội, được lo cho vợ con".

 

Cũng giống anh Y Chới Buôn Krông, anh Y Toét Ksơr (ở H.Ea Hleo, Đắk Lắk) đến dự phiên tòa với tư cách là nhân chứng của vụ án và cho biết: Từ vài năm trước, anh đã bị YKrễc Byă lôi kéo, dụ dỗ tham gia "Hội thánh tin lành đấng Chrits Tây Nguyên". Y Krễc đã đưa cho anh một số tiền để lôi kéo người khác tham gia cùng mình. Sau khi được chính quyền, lực lượng chức năng giải thích anh đã hiểu ra và không tham gia nữa.

 

Được hỏi về diễn biến phiên tòa xét xử bị cáo Y Krễc Byă, anh Y Toét Ksơr cho rằng: "Tòa đã xử rất đúng người, đúng tội". Anh cũng khẳng định "chủ mưu của tổ chức này là do Aga từ Mỹ xúi giục và lôi kéo bà con. Aga và Y Krễc vì mục đích cá nhân, muốn chia rẽ đoàn kết giữa người dân với chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết của Đảng và Nhà nước".

 

Phiên toà xét xử bị cáo Y Krễc Byă diễn ra công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự để theo dõi phiên tòa. Tuy nhiên, đối với những phần tử quá khích, không tuân thủ, chấp hành các nội quy, quy định của Hội đồng xét xử khi đến phiên tòa, như: gây ồn ào mất trật tự, trang phục không nghiêm túc, chỉnh tề... đều có thể bị lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, cán bộ bảo vệ của Tòa án nghiêm cấm vào phiên tòa xét xử.

 

Do thiếu thông tin, hiểu biết về việc này, một số kênh thông tin do các đối tượng phản động hoặc các trường hợp đối lập tư tưởng của Nhà nước XHCN, như: trang Facebook cá nhân, Đài Á Châu tự do... đã xuyên tạc, đưa ra những nội dung sai trái để gây hiểu lầm đối với dư luận ở nước ngoài, cố tình tạo ra những mâu thuẫn, bất ổn từ bên trong để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam... Vụ án là bài học cảnh tỉnh cho các đối tượng vì những lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống vốn dĩ trật tự, bình yên của các buôn làng.

 

Cái kết của kẻ không biết hối cải!

 

 

Ngày 10/4/2024, thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, ngày 28/3/2024 Hội đồng xét xử TAND tỉnh Đăk Lăk tuyên bản án 13 năm tù đối với bị cáo Y Krễc Byă (thường gọi Ama Guôn, SN 1978, trú buôn Knia 2, xã Ea Bar, H.Buôn Đôn) về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Đến nay, bị cáo đang chấp hành bản án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trên nhiều trang mạng của các thế lực phản động, xuất hiện nhiều bài viết bênh vực, "gỡ tội" cho Y Krễc Byă; đồng thời xuyên tạc trắng trợn chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước...

Trên nhiều kênh thông tin, mạng xã hội gọi Y Krễc Byă là thầy truyền đạo, bởi thực tế Y Krễc Byă tham gia "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên" (CHPC) và được những FULRO lưu vong ở Mỹ do Aga (trước đó sinh sống ở H.Buôn Đôn - Đắk Lắk; hiện đang bị truy nã quốc tế) phong cho chức "Phó Giáo hội Trưởng CHPC".

Trước đó, ngày 08/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án "Phá hoại chính sách đoàn kết" xảy ra tại H.Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố bị can đối với Aga (đối tượng FULRO lưu vong) và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Y Krễc Byă. Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk, Y Krễc Byă từng bị xử phạt 8 năm tù về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết", năm 2004. Tuy nhiên, năm 2012 (chỉ một năm sau khi ra tù) Y Krếc Byă lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO, bị cơ quan Công an phát hiện, đấu tranh, đưa ra kiểm điểm trước dân để tạo điều kiện cho Y Krễc Byă sửa chữa sai lầm.

 

Khi các đối tượng FULRO lưu vong tại Mỹ, Thái Lan do Aga cầm đầu lôi kéo, xúi giục, Y Krễc Byă tích cực tham gia CHPC và ảo vọng quyền lực. Nhóm "Người Thượng vì công lý” đã lợi dụng, đào tạo Y Krễc Byă bằng cách ghi nhận công lao và bố trí cho đối tượng giữ chức vụ: "Phó Giáo hội Trưởng CHPC" cùng những hứa hẹn sẽ hỗ trợ Y Krễc Byă và tổ chức giáo hội này có nhiều quyền lợi.

Cụ thể, cơ quan Công an thu thập được nhiều tài liệu, bằng chứng về việc Y Krễc Byă nhiều lần nhận tiền do Aga gửi về để đi phát triển tổ chức phản động này ở Tây Nguyên; tiến hành những âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi hội họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong để nhận sự chỉ đạo và đi thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật. Sau đó, chúng gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ trang; gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau. Mặc dù đã được lực lượng chức năng, chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, làm việc, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Krễc Byă vẫn không từ bỏ.

 

Chúng lừa phỉnh, lôi kéo một số người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vượt biên qua biên giới với hứa hẹn sẽ đưa đi Mỹ, Canada... sống một "tương lai hạnh phúc". Chúng trục lợi từ những người này và lợi dụng việc này để vu cáo chính quyền để xảy ra tình trạng mua bán người. Không dừng lại ở đó, theo sự sắp xếp của Aga, Y Krễc Byă còn trả lời phỏng vấn trên Đài Châu Á tự do với nội dung vu khống chính quyền và Công an Việt Nam luôn sách nhiễu, cấm cản không cho tự do sinh hoạt tôn giáo. Nhóm "Người Thượng vì công lý” cứ rêu rao, khóc lóc kể lể trên mạng xã hội vu cáo rằng Việt Nam đàn áp người dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, phản ánh sai lệch chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Một số đối tượng còn có hành vi trực tiếp lôi kéo phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của những FULRO lưu vong để hoạt động trái phép. Với những việc làm nhằm chống lại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của YKrễc Byă, ngày 08/4/2023, đối tượng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk lần thứ hai khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Ngày 28/3/2024, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai, bị cáo Y Krễc Byă đã thừa nhận toàn bộ những hành vi tái phạm tội của mình từ năm 2012 đến đầu năm 2023. Tại phiên tòa, bị cáo nhận tội và bày tỏ thái độ ăn năn hối cải. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt YKrễc Byă 13 năm tù giam về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Hình phạt được quy định tại Điều 116, Bộ luật Hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Kiên quyết ngăn chặn mưu đồ lợi dụng tôn giáo của các tổ chức phản động!

 Việc các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước là rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị, truyền bá những quan điểm chống phá cách mạng, phá hoại các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, phá hoại mối đoàn kết giữa các dân tộc nhất là ở những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đặc biệt là vùng Tây Nguyên .

Ở Tây Nguyên vào những năm 2001, 2004, 2008 với việc thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở bên ngoài, dùng tổ chức “Tin lành Đề ga” làm công cụ phát triển lực lượng chống phá trong nước.Vẫn chiêu bài cũ, thời gian gần đây, các đối tượng Fulro lưu vong lại tiếp tục dựng lên các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo dưới các tên gọi khác nhau như “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, “Giáo hội Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Chúng không từ bỏ âm mưu thành lập Nhà nước riêng, tôn giáo riêng ở Tây Nguyên và một số cá nhân hoạt động chống phá tích cực đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm như: đối tượng Y Krếc Byă (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978; trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). 

Y Krếc là đối tượng Fulro, bị xử phạt 08 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm Fulro và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia “Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên” và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời. Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia “Hội thánh tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Ngày 28/3/2024, Y Krếc Byă thuộc Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên bị Tòa án tỉnh Đắk Lắk tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế về về tội danh “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự việc kết án nghiêm minh Y Krếc Byă đã góp phần răn đe, cảnh tỉnh những đối tượng đã và đang có hành vi tương tự.

Các văn kiện Đại hội Đảng đều khẳng định và thống nhất, “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ…”. Như vậy, quan điểm tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính là điểm nhấn trọng tâm, làm nền tảng cho công tác đoàn kết tôn giáo của cả người theo đạo và không theo đạo, người theo các đạo khác nhau của Đảng và Nhà nước. 

Để nâng cao nhận thức, phòng ngừa, răn đe những đối tượng đã và đang có ý định lợi dụng các hoạt động tôn giáo để thực hiện những mưu đồ xấu, cấp uỷ, chính quyền các cấp và các tổ chức, đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chỉ rõ những âm mưu phương thức, thủ đoạn, tác hại mà các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo để xâm nhập, tác động gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự trên địa bàn để đông đảo nhân dân nhận biết được sự thật về những thông tin tuyên truyền ảo tưởng về những tà giáo, những “Nhà nước ly khai, tự trị” để không nghe, không làm theo mà tích cực lao động sản xuất, xây dựng bản làng ấm no hạnh phúc, chỉ tin và làm theo những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta./.


Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

Lạm bàn cho cái gọi là "Hoa Kỳ quan ngại về việc Việt Nam kết án những người thúc đẩy nhân quyền”!

 Mới đây, VOA loan tải bài viết “Hoa Kỳ quan ngại về việc Việt Nam kết án những người thúc đẩy nhân quyền” để cho rằng: “Hôm thứ Hai 1/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về việc những người thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bị kết án, bao gồm 5 bản án kể từ tháng 1, và bộ kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, lập hội và tôn giáo”. Theo đó thì: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, người đã lên tiếng một cách ôn hòa về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án nhiều năm tù đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương chỉ vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam”.

Tuy nhiên chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật, quá trình chống phá của các trường hợp mà VOA dẫn lời Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tỏ ý “quan ngại” vì họ chỉ “vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam” thì quả thật khôi hài

Về nhân vật Y Krêč Byă. Ngày 28/3/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y Krêč Byă (46 tuổi, trú buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) về tội “phá hoại chính sách đoàn kết”. Theo cáo trạng, Y Krêč Byă từng có tiền án 8 năm tù giam về tội “phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2011 sau khi chấp hành xong án phạt tù và trở về địa phương sinh sống, lúc đầu Y Krêč Byă tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Đến năm 2015, Y Krêč Byă tham gia sinh hoạt hội thánh Tin Lành đấng Christ Việt Nam. Từ năm 2019, thông qua Y Nuen Ayŭn (57 tuổi, trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk), Y Krêč Byă quen biết A Ga (là người sáng lập hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên, đang sống tại Mỹ). Từ đó, Y Krêč Byă được A Ga chỉ định, giao cho nhiệm vụ phát triển và tham gia điều hành hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên. Quá trình quen biết với A Ga, Y Krêč Byă đã sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để nói chuyện và được A Ga cho biết về việc thành lập một tôn giáo riêng cho người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, nên Y Krêč Byă đã đồng ý tham gia hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên. Khi biết Y Krêč Byă thực hiện các hoạt động trái quy định, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhiều lần làm việc, động viên, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt. Tuy nhiên, Y Krêč Byă vẫn không từ bỏ mà tiếp tục phát triển tín đồ và tổ chức sinh hoạt điểm nhóm của hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên tại nhà riêng. Y Krêč Byă làm trưởng điểm nhóm với khoảng 50 tín đồ, định kỳ sinh hoạt 2 lần/tuần.

Về nhân vật Danh Minh Quang. Ngày 7/2/2024, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Danh Minh Quang (sinh năm 1987) thường trú ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo cáo trạng, qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ quan chức năng phát hiện Minh Quang có hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân tên “Minh Quang” để đăng tải, chia sẻ, phát trực tiếp những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng nên chuyển nguồn tin về tội phạm đến Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh để tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật. Theo đó vào khoảng năm 2021 đến khoảng tháng 7/2023, Minh Quang sử dụng Facebook để viết, đăng tải, chia sẻ công khai 51 bài viết, hình ảnh với nội dung có tính chất tiêu cực, tuyên truyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Do vậy, bị cáo Minh Quang phải lãnh mức án 3 năm 6 tháng tù về hành vi phạm tội của mình.

Còn về hai nhân vật Thạch Cương và Tô Hoàng Chương thì: Ngày 20/3/2024 tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Cầu Ngang đã tiến hành xét xử công khai vụ án hình sự Thạch Cương và Tô Hoàng Chương về tội: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Từ năm 2015 đến 2016 các bị cáo Thạch Cương, Tô Hoàng Chương đã tạo tài khoản Facebook và thường xuyên viết đăng bản tin, hình ảnh, đăng phát trực tiếp video clip, chia sẻ video clip, tin bài, hình ảnh có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xúc phạm đến các tổ chức, cá nhân. Đến năm 2020, các đối tượng đã nhiều lần bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi trên nhưng vẫn tiếp tục vi phạm. Theo kết quả điều tra xác định, bị cáo Thạch Cương từ ngày 18/9/2021 đến ngày 25/6/2023 đã 11 lần đăng phát trực tiếp video clip của bản thân phát biểu, 02 lần chia sẻ đoạn video clip của kênh nước ngoài, 01 lần đăng hình ảnh và chia sẻ nội dung chữ Khmer từ trang nước ngoài trên trang tài khoản cá nhân Facebook “Cuong Thach”. Đối với bị cáo Tô Hoàng Chương từ ngày 04/6/2021 đến ngày 25/6/2023 đã thực hiện 01 lần đăng bài viết bằng dòng chữ Khmer, 01 lần đăng hình ảnh và chia sẻ bài viết từ trang nước ngoài, 03 lần chia sẻ video clip từ trang nước ngoài, 01 lần phát trực tiếp video clip, 01 lần đăng đoạn chữ Khmer và phát trực tiếp video clip do chính bị cáo phát biểu, 01 lần chia sẻ video clip của bị cáo Thạch Cương. Kết quả, Thạch Cương lĩnh án 4 năm tù, còn Tô Hoàng Chương lĩnh án 3 năm 6 tháng tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Cần nói rõ ra như vậy để thấy những nhân vật kể trên đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Các phiên tòa mở ra để xét xử được tiến hành công khai, đúng người, đúng tội. Các bị cáo đều đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Họ đều phải nhận những bản án đích đáng.

Cũng cần nói rõ rằng, VOA không phải lần đầu tiên dựa trên các thông tin, dữ liệu thiếu cơ sở, không khách quan để đưa ra đánh giá phiến diện vừa gây dư luận quốc tế hiểu nhầm, bất lợi đối với Việt Nam cũng như ảnh hưởng chung trong quan hệ giữa hai nước. Về vấn đề này, chiều 11/1/2024 tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam, cũng như việc bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.

Ở Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới, công dân phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo là công dân Việt Nam nếu có những hành động cản trở công cuộc đổi mới, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, đất nước đều phải bị ngăn chặn, xử lý. Không thể dùng lý do tôn giáo để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật. Đây là nguyên tắc trong một Nhà nước pháp quyền, đồng thời là cơ sở khẳng định thái độ rõ ràng, dứt khoát của chúng ta trong đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác trong xã hội, tạo môi trường sinh hoạt tôn giáo bình thường, lành mạnh, đồng thời cũng là bài học cảnh tỉnh cho những đối tượng muốn lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá đất nước. Những đánh giá về tình hình, tự do tôn giáo ở nước khác mà lại lấy dẫn chứng từ những cá nhân, tổ chức lợi dụng tôn giáo để chống phá nước đó thì đánh giá đó là không bình thường, cần phải được thể hiện đúng cơ sở và ý nghĩa của nó. Không để ảnh hưởng đến mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là điều chúng ta yêu cầu phía Hoa Kỳ. Vì vậy VOA hãy thôi cổ súy, bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật rồi diễn trò “quan ngại” về những cá nhân lợi dụng tôn giáo để công kích, bôi đen vấn đề nhân quyền ở Việt Namgây nhiễu thông tin hòng chống phá Việt Nam!

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Y Krec Bya nhận bản án 13 năm tù là đích đáng, nghiêm khắc!

 

Ngày 28/3, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y Krêč Byă (sinh năm 1978, trú Buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) về tội 'Phá hoại chính sách đoàn kết', theo quy định tại Khoản 1, Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo cáo trạng, Y Krêč Byă đã có tiền án 8 năm tù giam về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2011, sau khi chấp hành án xong và trở về địa phương sinh sống, lúc đầu Y Krêč Byă tham gia sinh hoạt đạo Tin lành Việt Nam (miền Nam). Đến năm 2015, Y Krêč Byă tham gia sinh hoạt “Hội thánh Tin lành đấng Christ Việt Nam”.

Từ năm 2019, thông qua Y Nuen Ayŭn (sinh năm 1967, trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk), Y Krêč Byă quen biết A Ga (là người sáng lập “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”) đang sống tại Hoa Kỳ và được A Ga chỉ định giao cho nhiệm vụ phát triển và tham gia điều hành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Quá trình quen biết với A Ga, Y Krêč Byă đã sử dụng các ứng dụng mạng xã hội (messenger, whatsapp, signal) để nói chuyện và được A Ga cho biết về việc thành lập một tôn giáo riêng cho người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nên Y Krêč Byă đã đồng ý tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Thủ đoạn hoạt động của “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là lợi dụng danh nghĩa tôn giáo nhằm quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở trong và ngoài nước để tập hợp lực lượng, đấu tranh “đòi” tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tiến tới thành lập “tôn giáo riêng”, “nhà nước riêng” cho người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên và các vùng phụ cận. A Ga đã cung cấp tiền cho các thành viên “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” trong nước tiến hành các hoạt động nhằm phát triển tín đồ.

Trong quá trình Y Krêč Byă thực hiện các hoạt động nêu trên, mặc dù đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhiều lần làm việc, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt, nhưng Y Krêč Byă vẫn không từ bỏ mà tiếp tục thực hiện phát triển tín đồ và tổ chức sinh hoạt điểm nhóm của “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” tại nhà, do Y Krêč Byă làm trưởng điểm nhóm với khoảng 50 tín đồ, định kỳ 2 lần/tuần.

Theo sự chỉ đạo và sắp xếp của A Ga, Y Krêč Byă còn gặp gỡ, tiếp xúc với các nhân viên ngoại giao nước ngoài và trả lời phỏng vấn, cho rằng chính quyền và Công an luôn sách nhiễu, ngăn cản không cho tổ chức “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” hoạt động.

Hành vi của bị cáo Y Krêč Byă đã phạm vào tội “Phá hoại chính sách đại đoàn kết” được quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Áp dụng các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, sau khi nghị án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt bị cáo Y Krêč Byă 13 năm tù.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Vì sao phải xóa bỏ tổ chức phản động "Hội thánh Tin lành Đấng Christ"?

 

Sau phiên tòaxét xử Y Krec Bya, đối tượng cốt cán, nòng cốt tổ chức phản động "Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên", các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong đã xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, “tự do tôn giáo”.

Tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” do A Ga ở Mỹ cầm đầu, với các hoạt động chống phá, như: Chỉ đạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên lợi dụng, núp bóng tôn giáo để lôi kéo người dân, tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”; liên hệ, vận động các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam can thiệp, giúp đỡ để “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” được hoạt động công khai trong nước.

Đối tượng A Ga chỉ đạo các đối tượng “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” trong và ngoài nước lập nhóm kín trên không gian mạng để liên lạc, trao đổi thông tin, lôi kéo, phát triển lực lượng, tạo cớ xuyên tạc, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, đề nghị bên ngoài giúp đỡ.

Ngoài ra, đối tượng này cũng đã liên tục liên kết với một số tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài là “Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS”, nhóm “Người Thượng vì công lý – MSFJ” sử dụng không gian mạng, tổ chức tập huấn nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm đào tạo, huấn luyện, tạo dựng “ngọn cờ” trong nước và thu thập thông tin, tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo, chống phá.

Tại tỉnh Đắk Lắk, lực lượng công an đã phát hiện 21 đối tượng bị lôi kéo tham gia “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” và số cầm đầu, cốt cán tại tỉnh thường xuyên liên lạc, nhận chỉ đạo từ bên ngoài hoạt động chống phá chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia.

Trước tình hình trên, các lực lượng của Công an tỉnh đã đấu tranh quyết liệt, không để các đối tượng đội lốt tôn giáo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Qua công tác đấu tranh, xác định “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” là một tổ chức chính trị phản động, các đối tượng tham gia “tổ chức” này đều được phản động người Việt lưu vong chỉ đạo, hướng dẫn thu thập, xuyên tạc tình hình bên trong gửi ra ngoài để số bên ngoài vu cáo chính quyền, đề nghị quốc tế can thiệp, thừa nhận hoạt động vi phạm pháp luật của bản thân.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Y Krếc Byă. Ảnh: Cổng TTĐT huyện Ea H'leo

Thượng tá Lữ Thị Anh Đào, Phó Trưởng Phòng An ninh nội địa (Công an tỉnh) cho biết: Đến nay, qua công tác cảm hóa giáo dục, đấu tranh xử lý của lực lượng Công an tỉnh đã có nhiều trường hợp (bị dụ dỗ, lôi kéo, tin theo) đã nhận thức rõ sai phạm, từ bỏ “Hội thánh Tin lành Đấng Christ”, quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy, ổn định trong các tổ chức, nhóm phái Tin lành hợp pháp.

Hay như, vào tháng 4/2023, Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với đối tượng Y Krếc Byă (SN 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là đối tượng cầm đầu, cốt cán “Hội thánh Tin lành Đấng Christ” tại tỉnh về tội “phá hoại chính sách đoàn kết”, kèm theo Lệnh khám xét nơi ở của đối tượng này. Liên quan vụ án này, lực lượng chức năng cũng đã làm việc với 9 đối tượng khác, thu giữ nhiều phương tiện, tài liệu liên quan hoạt động vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, lực lượng công an đã tích cực tham mưu, phối hợp cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác vận động quần chúng, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các mô hình “3 an toàn về an ninh trật tự” trong vùng tôn giáo; tổ chức phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn phức tạp về dân tộc, tôn giáo…

Qua đó, đã tranh thủ được nhiều chức sắc, chức việc tôn giáo, nhất là người có uy tín, ảnh hưởng trong đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số tích cực vận động, giáo dục, nhắc nhở quần chúng, tín đồ; góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe trước âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo, kích động, chống phá.

Ngoài ra, lực lượng công an cũng đã xây dựng nhiều phóng sự đấu tranh, phản bác các luận điểm sai trái, thù địch, lợi dụng tôn giáo chống Đảng, Nhà nước; triển khai đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên các biện pháp quản lý địa bàn, đối tượng và phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia của số đối tượng cầm đầu, tham gia “Hội thánh Tin lành Đấng Christ”, qua đó, góp phần bảo đảm an ninh tôn giáo trên địa bàn tỉnh.