Sự phát triển bùng nổ của
công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận nhiều hơn với internet. Tuy
nhiên, ở độ tuổi này, các em lại thường ít được trang bị đủ các kỹ năng “tự
vệ”, có nguy cơ chịu nhiều rủi ro và bị xâm hại nhiều hơn như: Bị tiết lộ thông
tin thuộc bí mật cá nhân và bị sử dụng thông tin cá nhân vào các mục đích xấu,
dễ bị lôi kéo, kích động để vi phạm pháp luật, bị xâm hại tình dục, bóc lột và
lừa đảo qua các trò chơi trên mạng….
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em tại Việt Nam sử dụng internet và tham gia vào
môi trường mạng đang ngày một gia tăng, điều này cho thấy những tiến bộ đáng kể
về mặt phổ cập ứng dụng công nghệ cao trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển này cũng có rất nhiều mặt trái phát sinh, điển hình phải kể
đến là những hình vi bắt nạt trên môi trường mạng và trẻ em đang là đối tượng
có nguy cơ lớn nhất trở thành nạn nhân của các trò bắt nạt. Khác với ngoài đời
thực, những hậu quả của việc bị bắt nạt trên môi trường mạng này để lại hậu quả
vô cùng nặng nề và dai dẳng vì thông tin một khi đã phát tán trên môi trường
mạng sẽ bị lan truyền một cách nhanh chóng và sẽ mất một thời gian dài để có
thể xóa bỏ hết chúng. Đây cũng đang là điểm nóng thách thức lớn đối với toàn xã
hội bởi những hậu quả của việc bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng để lại .
Trẻ
bị bắt nạt trên môi trường mạng là khi trẻ phải chịu đựng các hình vi cố tình
xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối, tấn công hay loại trừ (tẩy chay) trên môi
trường mạng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị “gửi, đăng tải, chia sẻ” thông tin cá
nhân hoặc các nội dung tiêu cực, có hại, sai sự thật gây ra sự xấu hổ hoặc gây
mất uy tín đối với trẻ.
Bắt
nạt trên mạng có thể diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội, các phòng trò
chuyện trực tuyến, các hòm thư điện tử hoặc trên các thiết bị di động, thông
qua dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) và các ứng dụng tin nhắn tức thời, các cuộc gọi
quấy rối…
Để trang bị thêm hành
lang pháp lý bảo vệ trẻ em, Việt Nam đã tích cực xây dựng, bổ sung, hoàn thiện
hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trong đó phải kể tới
Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/20217 quy định chi tiết một số điều của
Luật Trẻ em; Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo
trên môi trường mạng; Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 26/5/2020 về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và
bảo vệ trẻ em...
"Trong lĩnh vực hợp
tác quốc tế, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thống nhất thông qua Tuyên bố về
Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong
ASEAN năm 2019. Tiếp đó năm 2021, Việt Nam cùng thông qua Tuyên bố về xóa bỏ
bắt nạt trẻ em trong ASEAN. trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến” .
Từ năm 2020 đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ, cùng đồng hành xử
lý các vấn đề trẻ em trên môi trường mạng, có văn bản xử lý kịp thời, kiên
quyết đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt, đối với các thông tin xấu, độc
trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ nước ngoài gỡ bỏ thông tin vi phạm.
Năm 2021, Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị bao gồm các cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp,… nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em
trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi
trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Bên cạnh đó, công tác tập huấn cho trẻ em nòng cốt một số tỉnh,
thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng và kỹ năng
tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng cũng được chú trọng. Trong
thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các tổ chức,
đơn vị có liên quan tổ chức chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em
trên môi trường mạng; xây dựng tờ rơi, tài liệu, clip hướng dẫn kỹ năng an toàn
trên mạng cho trẻ em trên môi trường mạng. Những tài liệu này đã được gửi đến
các tỉnh, thành phố và đăng tải trên website của Cục Trẻ em, Tổng đài 111.
Mọi giải pháp không chỉ từ phía Việt Nam mà cần sự chung tay, hỗ
trợ, đoàn kết cả cộng đồng quốc tế. Bởi vậy, với tư cách Thành viên Hội đồng
Nhân quyền LHQ, tại các diễn đàn, hội thảo bàn về quyền trẻ em trên môi trường
số, Phái đoàn Việt Nam đã tích cực nêu ý kiến, giải pháp, sáng kiến nhằm ngăn
chặn tình trạng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét