Tô vẽ hình tượng, tung tin giả để bẻ lái vụ án, kêu oan cho
các đối tượng phạm tội bị xử lý trước pháp luật đã trở thành chiêu trò quen thuộc
của các “nhà dân chủ” giá hiệu và số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây
cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng quá trình xét xử
và thi hành án nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ. Thủ
đoạn này được các đối tượng xưng danh dân chủ diễn đi diễn lại nhiều lần giống
như một cái máy rập khuôn cùng chung kịch bản. Thế nhưng, dù các đối tượng đã
giở đủ trò, rêu rao khắp các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng
vớt vát, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận, song không đem lại kết quả, rốt cuộc
chỉ là những màn tấu hài, tung hứng kệch cỡm. Vừa qua, RFA đăng tải bài viết: “Trong
lá thư cuối cùng trước khi bị thi hành án, tử tù Lê Văn Mạnh vẫn khẳng định bị
oan” và được các mạng xã hội đăng tải, RFA cho rằng: “Ông Lê Văn Mạnh, sinh năm
1982, bị kết án tử hình vì bị cho là thủ phạm trong vụ án “hiếp dâm và giết” một
nữ sinh ở cùng thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá năm 2005
cho dù ông liên tục kêu oan và việc kết tội ông không có bằng chứng thuyết phục
cũng như có nhiều thiếu sót trong quá trình điều tra”. Rồi còn viện dẫn rất
ngông rằng: “tử tù Lê Văn Mạnh khuyên gia đình không nên đau buồn vì bản thân
xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”, cùng với đó RFA bịa ra một “bức thư” được cho
là của Lê Văn Mạnh, theo đó RFA trích dẫn “tâm thư” của kẻ tử tù rằng: “Con
không làm gì nên tội cả nên con không có gì phải hổ thẹn với lương tâm cả. Con
chết rồi bố mẹ và các em, các con vẫn phải tiếp tục giúp con kêu nỗi oan này
lên các cơ quan pháp luật của nhà nước cho đến khi nào con được minh oan thì
thôi vì con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ”, nhằm kích động gia đình Mạnh nói
riêng và người dân nói chung trước vụ việc đã được xử lý theo pháp luật
Chưa hết, trước thông tin tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành
án từ hình vào sáng ngày 22/9/2023 sau hơn 18 năm bị giam giữ, các tổ chức chống
phá, phản động ngay lập tức sử dụng sự việc này để reo rắc mối hoài nghi, kích
động phản đối chính quyền, hệ thống pháp luật của Việt Nam. Khôi hài hơn, nhiều
kẻ khoác áo nhà “dân chủ tự phong” cũng lớn tiếng khóc thuê, mượn danh kêu oan
để đánh bóng tên tuổi. RFA cũng nhân cơ hội này tung ngay lên mạng xã hội bài
viết: “Ân xá Quốc tế: “Thật kinh tởm” khi chính quyền Việt Nam thi hành án
tử hình Lê Văn Mạnh!” và “Tử hình Lê Văn Mạnh: Đảng muốn chứng minh quyền lực
tuyệt đối?” trong đó viện dẫn phát ngôn của một số nhân vật bày trò “té nước
theo mưa” để đưa ra những nhận định hết sức chủ quan, sai lệch sự thật nhằm
công kích, vu khống pháp luật, thể chế Việt Nam. Trong đó có bà Chiara
Sangiorgio, chuyên gia về án tử hình của cái gọi là tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng:
“Vụ án này thật đau lòng và phẫn nộ, đồng thời là một dấu hiệu đáng ngại cho thấy
Việt Nam sẵn sàng coi thường hoàn toàn các biện pháp bảo vệ cơ bản nhất của thủ
tục tố tụng hợp pháp, ngay cả khi mạng sống bị đe dọa” và đưa ra yêu cầu rất vô
lối: “Chúng tôi phản đối án tử hình trong mọi trường hợp. Việt Nam phải dừng tất
cả các vụ hành quyết như một bước quan trọng đầu tiên trước khi thiết lập lệnh
cấm và tiến tới bãi bỏ như hơn 2/3 số quốc gia trên thế giới đã làm. Các quốc
gia không được giết người nhân danh an toàn xã hội và án tử hình không bao giờ
là giải pháp cho tội phạm”. Còn ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu
Á của HRW – một thành phần xảo quyệt chuyên dùng lá bài nhân quyền hết sức tinh
vi để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam đã xuyên tạc trắng trợn: “Việt
Nam cố gắng che giấu sự thật rằng họ là một trong những quốc gia áp dụng nhiều
án tử hình nhất ở châu Á và trên thế giới, nhưng vụ hành quyết Lê Văn Mạnh là một
ví dụ nổi bật về mọi điều sai trái trong hệ thống tư pháp Việt Nam…”. Những luận
điệu mà RFA, HRW, Việt Tân… đưa ra hoàn toàn không có chứng cứ, lập luận đủ sức
thuyết phục, thực chất cái mà chúng quan tâm không phải là tính mạng tử tù, bản
chất vụ án mà là vì những toan tính thấp hèn, bỉ ổi với tâm địa reo rắc mối
hoài nghi, kích động người dân phản đối chính quyền, hệ thống pháp luật của Việt
Nam để làm mất ổn định chính trị của Việt Nam.
Để rộng đường dư luận và độc giả hiểu thêm về vụ việc Lê Văn
Mạnh cùng với quá trình thi hành án của cơ quan chức năng, xin tóm tắt diễn biến
vụ việc như sau:
Ngày 20/04/2005, Lê Văn Mạnh bị bắt tại nhà (thôn 4, xã Yên
Thịnh, Yên Định, Thanh Hóa) theo lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/04/2005 của Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn
(không liên quan vụ án trên). Ngày 23/04/2005, Lê Văn Mạnh từ trong trại giam gửi
một bức thư cho bố, có nội dung nhận tội mình là người đã hiếp, giết cháu Loan.
Cơ quan Công an đã thu giữ bức thư này và tiến hành điều tra. Bằng các biện
pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã có đủ cơ sở kết luận Lê Văn Mạnh có hành vi
giết người, hiếp dâm và cướp tài sản đối với nạn nhân Hoàng Thị Loan. Ngày
29/07/2005, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, ra bản án kết án tử
hình Lê Văn Mạnh với 3 tội danh “Giết người”, “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”.
Ngày 27/10/2005, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc
thẩm hủy bỏ bản án sơ thẩm về tội danh “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em” với Lê
Văn Mạnh, giao Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hóa tiến hành tố tụng lại từ
giai đoạn điều tra. Ngày 29/7/2008, Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa vẫn kết án
tử hình đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”. Và ngày
25/11/2008, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình. Vụ án đã trải
qua 6 phiên tòa xét xử và một phiên giám đốc thẩm. Tất cả các phiên tòa đều xét
xử công khai, đúng quy trình và tuân thủ đúng pháp luật. Vắn tắt như vậy để thấy
vụ án hình sự do Lê Văn Mạnh bị cáo buộc là chủ mưu đã trải qua đầy đủ các
phiên toà theo luật định xét sử đúng người đúng tội, đúng với pháp luật nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, từ đó đến nay, và gia đình Lê Văn Mạnh
vẫn nghe theo sự xúi giục của các thế lực thù địch, các con buôn chính trị
khoác áo dân chủ nhân quyền liên tục kêu oan, mặc dù không đưa ra được các chứng
cớ, tình tiết mới có sức thuyết phục, làm thay đổi bản chất sự việc
Cần khẳng định, việc áp dụng án tử hình thuộc về chủ quyền
quốc gia về tư pháp hình sự, hiện vẫn là thực tiễn trong áp dụng pháp luật ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Việc dừng hay bỏ án tử hình cũng được quy định
trong các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Ở Việt Nam, việc tuyên phạt và thi hành án tử hình chỉ áp dụng với một số tội
danh đặc biệt nghiêm trọng, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự, chính trị.
Gần đây nhất, bộ luật Hình sự 2015 đã tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh và
quy định người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
người trên 75 tuổi khi phạm tội sẽ không bị áp dụng mức án này. Vì vậy không thể
lợi dụng việc tử hình đối với một số kẻ phạm những tội ác nghiêm trọng để xuyên
tạc, chống phá nhà nước Việt Nam như những gì mà RFA đang rêu rao trong bài viết
trên. Cũng từ những luận điệu thương xót giả tạo của RFA trong bài viết này đặt
ra cho mỗi cư dân mạng hãy luôn tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc,
kích động, chống phá của RFA hiện nay, không để chúng lợi dụng vấn đề tự do,
dân chủ, nhân quyền để gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết dân tộc, tạo dư luận,
hoài nghi dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và hệ
thống pháp luật của Việt Nam. Mọi người cần tỉnh táo và đấu tranh với những âm
mưu, thủ đoạn chống phá của RFA và các thế lực phản động, không để chúng có cơ
hội dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét