Gần đây trên trang Tiếng Dân có bài viết với tiêu đề: “Luật
về an ninh mạng của Việt Nam quá khắt khe!” của Trương Nhân Tuấn, với
chiêu trò “tự do ngôn luận”, các thế lực thù địch cũng như Tuấn lại tiếp tục sử
dụng thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt xàm ngôn về nội dung Luật An ninh mạng nhằm mục
đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ
đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước
ta.
Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và có
hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và đến tháng 8/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 53/2022/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. luật có nhiều điểm nổi
bật và quy định chặt chẽ trên không gian mạng, nổi bật thể hiện:
Điều 8 của Luật quy định nhiều hành vi bị nghiêm cấm trên
môi trường mạng. Trong đó, nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện
các hành vi như: Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục mua chuộc lừa gạt, lôi
kéo người chống phá Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử; Thông tin sai sự thật gây
hoang mang; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; Sản xuất, đưa vào sử dụng phần mềm
gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet…
Bên cạnh đó, hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ
an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để
trục lợi cũng là một hành vi bị nghiêm cấm. Tiếp đó tại Khoản 3 Điều 26 của Luật
yêu cầu doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn
thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam
có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân
phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính
phủ. Đây là một quy định rất nhân văn của Luật An ninh mạng 2018. Theo đó, Điều
29 quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động
xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền
khác khi tham gia trên không gian mạng…Các doanh nghiệp phải đảm bảo kiểm soát
nội dung để không gây nguy hại cho trẻ em; đồng thời, xóa bỏ thông tin có nội
dung gây nguy hại cho trẻ em…chính điều này cũng phần nào hạn chế sự lộng hành
trên môi trường mạng của các thế lực phản động.
Nhờ có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và phù hợp với
luật pháp quốc tế về an ninh mạng, Việt Nam đã có hành lang pháp lý chuẩn mực để
bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia trên không gian mạng. Trương Nhân
Tuấn công kích rằng Việt Nam “không có chủ quyền trên không gian mạng”. Mỗi
quốc gia có cách định nghĩa riêng về không gian mạng nhưng tất cả đều có chung
quan điểm không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống
thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con
người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời
gian. “Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng” là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy
đủ và riêng biệt của quốc gia đối với các vùng thông tin do Nhà nước quản lý,
kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng chính sách, pháp luật và năng lực công
nghệ phù hợp với luật pháp quốc tế; là một bộ phận quan trọng không thể tách rời
với chủ quyền quốc gia (như đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời). Do vậy
các quốc gia có quyền tối cao, tuyệt đối với phạm vi không gian mạng thuộc quyền
kiểm soát của mình, tức có chủ quyền quốc gia riêng trên không gian mạng. Chính
vì thế, xuyên tạc Việt Nam không có chủ quyền trên không gian mạng là phi lý,
vô căn cứ. Vậy mà tác giả cho rằng Luật An ninh mạng Việt Nam có điều
khoản khắt khe thể hiện góc nhìn sai lệch về chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta. Xin thưa rằng, các nước như Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Indonesia,
Australia, Israel…quy định còn khắt khe hơn Luật An ninh mạng Việt Nam rất nhiều.
Điển hình như Mỹ yêu cầu khai lịch sử mạng xã hội trong 05 năm khi nhập cảnh; Đức
yêu cầu Facebook, Google đặt trung tâm dữ liệu và trung tâm xử lý thông tin xấu
trong nước. Ở Thái Lan, tội phạm máy tính quy định mức phạt tới 5 năm tù đối với
những người đăng tải những thông tin sai lên hệ thống máy tính nhằm phá hoại an
ninh quốc gia, an toàn công cộng, sự ổn định kinh tế quốc dân hay hạ tầng cơ sở
công cộng hoặc gây hoang mang…
Hơn nữa, Luật An ninh mạng là tất yếu và cần thiết đối với
an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những
tiện ích cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những
thách thức không nhỏ và phức tạp mà Internet, mạng xã hội mang lại như tội phạm
mạng, lừa đảo, đánh cắp thông tin… Ngoài ra, có rất nhiều đối tượng triệt để sử
dụng Facebook, Blog, mạng xã hội tán phát tin, bài, hình ảnh, video sai sự thật,
nói xấu đất nước, phỉ báng chế độ. Mục đích của chúng là chia rẽ nội bộ, xuyên
tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Môi trường Internet, mạng xã hội vô cùng
phức tạp, khó lường. Nếu quốc gia để nó “tự do quá trớn” thì những tin xấu độc
gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến những người sử dụng. Việc ban hành bộ quy tắc ứng
xử trên không gian mạng và nhất là Luật An ninh mạng để xử lý những kẻ có ý đồ
xấu lợi dụng Internet, mạng xã hội để trục lợi hay chống phá Việt Nam là rất
phù hợp với thực tiễn xã hội ngày nay. Thế mà Tuấn còn khẳng định rằng
không cần áp dụng Luật An ninh mạng đối với các mạng xã hội như Facebook,
Twitter, Amazon, Google, Microsoft… Việc áp dụng Luật An ninh mạng hoặc các đạo
luật tương tự trên thế giới đã góp phần làm cho không gian mạng nói chung và
môi trường các mạng xã hội nói riêng không còn bị “vẩn đục”, độc hại. Do đó,
các luận điệu xuyên tạc trắng trợn, kích động và tiêu cực liên quan đến Luật An
ninh mạng của Việt Nam cần phải kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ.
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, sự
phát triển của không gian mạng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và
đang góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời
làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích to lớn đó, không gian mạng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức,
tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Có thể khẳng định, sự ra đời
của Luật đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an
ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
trên không gian mạng; xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh…/.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét