Lợi dụng, núp bóng các vấn đề về môi trường nhằm chống phá Đảng
và Nhà nước là chiêu trò phổ biến hiện nay. Chẳng hạn như trong bài viết gần
đây trên mạng xã hội của Timothy Trinh, Ben Swanton “Nhà nước coi việc tổ
chức vì môi trường sạch là một tội ác”, ta thấy rõ mưu đồ của kẻ chống phá, đánh
lừa thông tin.
Từ vụ việc Formosa gây chấn động nhiều năm về trước, những kẻ
chống phá kiểu Phạm Thị Đoan Trang (đã bị xử tù vì một vụ việc khác) dưới sự giật
dây của nước ngoài cùng nhiều đối tượng thi nhau làm những “phúc trình”,
“nghiên cứu” về môi trường nước xung quanh khu vực nhà máy Formosa. Mục đích của
chúng cuối cùng đã lộ diện chẳng phải yêu môi trường gì sất? Mà chủ yếu để chống
phá Đảng và Nhà nước mà thôi. Thật nực cười những kẻ như Phạm Thị Đoan Trang, một
chút kiến thức chuyên môn cũng biết. Chỉ giỏi nhất nghề chống đối lại đi làm những
“nghiên cứu” về môi trường! Sự thật cuối cùng đã được chứng minh, tất cả những
điều mà chúng lu loa lên để tố cáo chính quyền và nhà đầu tư đều không phải.
Môi trường cả tự nhiên và môi trường kinh doanh đã trở lại trong sạch khi mà những
kẻ phản loạn bị xử lý. Cuộc sống trở lại bình yên như xưa và chẳng có yếu tố
nào gọi là ô nhiễm xung quanh khu vực Formosa như đã đề cập.
Nói rông dài một chút để thấy những chiêu trò gần đây của
đám tổ chức xã hội dân sự công kích Nhà nước Việt Nam liên quan đến vấn đề hiệu
ứng nhà kính thực ra không hề mới mẻ. Cụ thể, tổ chức nhân quyền The 88 Project
(Dự án 88) hoạt động ở Thái Lan mới ra tuyên bố chỉ trích Nhà nước Việt Nam lạm
dụng việc bắt giữ các nhà hoạt động vì môi trường. Nghe thật nực cười khi danh
sách các nhà hoạt động vì môi trường được công bố. Đó là những Đặng Đình Bách,
Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương, những kẻ được vinh danh là “đã
thúc đẩy nhà cầm quyền cam kết thực hiện chính sách giảm khí thải carbon để
“Phát thải Ròng bằng Không” vào năm 2050, qua đó mở đường cho thỏa thuận chuyển
đổi năng lượng trị giá 15 tỷ đô la giữa G7 và Việt Nam.
Thực tế là chẳng có nhà hoạt động vì môi trường nào ở đây.
Những kẻ mà The 88 Project xướng tên đó đều là những kẻ “chống đối” có tầm cỡ,
có thâm niên. Bọn chúng không từ bất cứ thủ đoạn nào để lôi kéo kích động người
dân chống lại những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước. Câu chuyện
môi trường, carbon hay chuyển đổi khí hậu chỉ là cái cớ, là tấm bình phong cho
bọn chúng thực hiện mưu đồ của mình. Những kẻ này đã bị cơ quan chức năng chỉ
ra những sai phạm thậm chí vi phạm pháp luật về nhiều mặt và phải chịu những mức
án nghiêm khắc của pháp luật. Đó âu cũng là sự trừng phạt đích đáng cho những kẻ
“lầm đường lạc lối” nhưng không bao giờ chịu hối cải, ăn năn.
Liên quan đến việc bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã
có những nhận thức và chính sách nhất quán. Lựa chọn phát triển bền vững, chú
trọng phát triển kinh tế xanh là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Phát triển hài hòa giữa chiều rộng
và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh
tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội,
bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Một trong những quan điểm xuyên suốt các lãnh đạo Việt Nam
khi tuyên truyền nội bội cũng như thông tin ra quốc tế rằng: “Việt Nam
kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng tới
phát triển bền vững, luôn đặt ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường ở vị trí quan trọng trong nghị quyết và định hướng phát triển”.
Những năm qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực tăng cường quản
lý nhà nước, khắc phục những bất cập về bảo vệ môi trường khi triển khai các dự
án lớn. Công tác đánh giá tác động môi trường, việc áp dụng các quy chuẩn quốc
tế trong đánh giá tác động môi trường đã thực hiện ngày một tốt hơn, chặt chẽ
hơn. Đối với các dự án du lịch sinh thái đã và đang được triển khai, những bất
cập về giải quyết bài toán môi trường phải được khắc phục nhanh chóng, kịp thời.
Những vi phạm nếu có phải được xử lý nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp
luật. Quan điểm và hành động là nhất quán nhưng cũng không vì thế mà lơ là trước
những âm mưu của những đối tượng lợi dụng thủ đoạn, núp bóng danh nghĩa bảo vệ
môi trường để xuyên tạc, phá hoại, cản trở, phá hoại các dự án đầu tư lớn làm
“thay da đổi thịt” đất nước, phá hoại các tập đoàn kinh tế lớn, lợi dụng truyền
thông và vấn đề môi trường để đấu đá vì lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh;
lợi dụng xuyên tạc để làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Bởi thế, những tuyên bố hay phúc trình gì đó của The 88
Project (Dự án 88) hay việc vinh danh những nhà hoạt động kiểu như Ngụy Thị
Khanh đã bị các cơ quan chức năng ta bác bỏ, coi là độc hại, không đáng quan
tâm. Thiết nghĩ mọi người dân cũng nên cảnh giác với những thủ đoạn của các thế
lực này bởi mục tiêu của chúng không gì ngoài chống phá theo mô hình “cách mạng
cây” tới “cách mạng màu”, từ biểu tình trên mạng tới tụ tập, biểu tình ngoài thực
địa, từ chuyện môi trường tới chuyện chính trị để làm suy giảm niềm tin của
nhân dân với Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét