Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Núp bóng bảo vệ “tự do ngôn luận” để khóc mướn cho kẻ phạm tội

 


Ngày 6/6/2023, Tòa án tỉnh Đăk Lăk tuyên phạt bị cáo Đặng Đăng Phước 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Liền sau đó, RFA lên sóng đưa tin, dẫn lời của vợ bị cáo, luật sư, cùng với một nhân vật được cho là “đại diện quốc tế” về cái gọi là quyền con người ở khu vực châu Á (hiện sống tại Mỹ). Những ý kiến trên đòi “kháng cáo”, đòi “lên án” nhà nước Việt Nam “đàn áp quyền con người”, bênh vực, ngợi ca “thầy giáo Phước có tinh thần đấu tranh vì tự do, dân chủ, vì quyền con người”. Đáng lưu ý là ý kiến của nhân vật thuộc tổ chức “bảo vệ quyền con người” có nội dung xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, trực tiếp là nhắm vào vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Rồi RFA còn đưa hình ảnh Đặng Đăng Phước vừa đàn vừa hát bài “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ”, kèm theo lời bình có tư tưởng chống cộng. Cùng a dua với RFA là một số trang mạng xã hội mang tính bồi mép, giật các trang tít sặc mùi chống chế độ chính trị ở Việt Nam. Chẳng hạn: BBCnew tiếng Việt qui chụp “Ủng hộ dân chủ, đa đảng, thầy giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước bị phạt 8 năm tù”; VOA tiếng Việt chĩa mũi dùi “Việt Nam tuyên phạt thầy giáo chống tham nhũng Đặng Đăng Phước 8 năm tù”; NgươiViet lại buông lời khóc mướn “Thầy giáo chống độc tài Đặng Đăng Phước bị 8 năm tù”…; đấy là bản “hòa ca nhảm nhí” của bầy nhặng xanh trên bãi rác chính trị, cũng là thói xấu mà xưa nay các trang mạng xã hội đen luôn gào lên sau mỗi vụ việc liên quan tới pháp luật xử lý những kẻ nhân danh “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền” để hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam.

Về bài hát “gánh xiếc to trên quê hương nhỏ”, là do Tuấn Khanh soạn ra, đây là một gã lưu manh chính trị mượn âm nhạc để tuyên truyền chống cộng từ lâu. Bài này lời không nhiều, không trực diện có ngôn từ hô hào chống cộng điên cuồng, song lại chứa chất hàm ý bêu riếu chế độ chính trị ở Việt Nam. Có thể nêu một vài ẩn ý thâm sâu của bài hát trên, như: “Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ” là lời đay nghiến hận thù chế độ; “Tự do đâu chỉ có cơm no” là hàm ý cần phải “vùng lên đòi quyền con người, chứ không thỏa mãn với cơm no áo ấm”; “sao lại mang trò hề chặn lối về, gieo rắc u mê” đây là sự xuyên tạc về công tác tuyên truyền của Đảng. Trong các video do Tuấn Khanh dàn dựng còn cắt dán những hình ảnh thê lương, những trẻ em, bà già vạ vật đầu hè xó chợ, phố xá, thôn quê điêu tàn. Nhạc nền của bài hát này chẳng khác nào đám hiếu. Chưa kể vần điệu của bài hát này phảng phất sự não nề, ê chề, biến tiếng vỗ tay, tiếng cười thành tiếng khóc kêu than, xỏ xiên biến các phong trào yêu nước thành sự giả dối, nham hiểm hơn là vu cáo đảng, nhà nước làm tiêu vong giấc mộng tương lai dân tộc. Nếu đem so sánh bài này với những bài hát tiền chiến thì âm hưởng não nề chẳng thấm vào đâu, nhưng so với những bài trong nhân văn giai phẩm thì có điều gì đó tương đồng, coi sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam như là “một thảm họa”, coi chế độ XHCN như “trò hề chính trị”. Chứng tỏ, tư tưởng chống cộng không chỉ được cài cắm trong các bài diễn thuyết chính trị mà còn được lẩn khuất, len lỏi trong văn học, âm nhạc, hội họa, phim ảnh, sân khấu, trở thành một mặt trận không tiếng súng, nhưng hiểm họa “diễn biến hòa bình” lại rất thâm sâu. Đất nước Việt Nam đã thống nhất gần nửa thế kỷ, thế nhưng, những luồng tư tưởng chống cộng, chia rẽ dân tộc vẫn chưa phải là đã hết, ngược lại còn có lúc, có kẻ mang dòng máu chống cộng lợi dụng chủ trương hòa hợp dân tộc để ngóc đầu dậy theo đóm ăn tàn chống phá chế độ. Tâm hồn chống cộng bị nhuốm đen thông qua các sản phẩm văn hóa độc hại từ trước ngày 30/4/1975 vẫn cố thoi thóp, thậm chí tham vọng “lật lại lịch sử”. Cho dù đất nước có nhiều đổi thay kể từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhưng những luồng tư tưởng chống cộng vẫn coi đó là “sự chết chóc đối với tự do, dân chủ, nhân quyền”. Đồng bào ta đã từng bị nhiều kẻ thù ngoại xâm đem bánh vẽ chính trị ra để dụ dỗ, nào là “khai hóa văn minh”, nào là “đồng chủng, đồng văn”, nào là “bảo vệ thế giới tự do”…, nhưng rốt cuộc những trò lừa phỉnh ấy đâu có bịt được đường đi của lịch sử dân tộc. Đồng bào Việt Nam yêu nước đã tự mình đem máu xương giành lấy độc lập, tự do, đâu phải trông đợi ai ban ơn. “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” mà Đặng Đăng Phước tự tay đánh đàn và hát là muốn bắn phá vào chế độ chính trị ở Việt Nam. Đây không còn là sai lầm do nhận thức nông cạn của đứa trẻ mới lớn, mà là sai lầm do sự nung nấu tư tưởng chống cộng. Đặng Nguyên Phước sinh ra vào thời điểm lịch sử mà ở miền Nam đang nổ ra phong trào phá ấp chiến lược của Mỹ – Ngụy, đi đầu là đồng bào Ấp Bắc. Bấy giờ, Mỹ – Ngụy muốn dùng dây thép gai với họng súng để chia tách lòng dân với cách mạng. Nhưng, tinh thần, khí phách phá cường quyền của đồng bào miền Nam đã chiến thắng. Đặng Đăng Phước khi lớn lên, ắt là có những trải nghiệm lịch sử, ít nhiều cảm nhận được sự hy sinh, mất mát của đồng bào yêu nước. Nhưng có lẽ điều mà Phước không nhận thức được, đó là hạnh phúc của người dân được sinh ra trong một dân tộc giàu lòng yêu nước, khát vọng tự chủ, không cam chịu ách đô hộ của kẻ ngoại xâm. Mô hình dân chủ tư bản phương Tây không bao giờ là chiếc áo nhiệm màu cho nền dân chủ của Việt Nam. Phong trào yêu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng cách nay 75 năm là một sáng tạo lịch sử, từ bấy đến nay có biết bao tấm gương yêu nước sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đã từng có biết bao văn nghệ sĩ lấy cảm hứng lịch sử trong thời đại dân tộc Việt Nam đấu tranh cho chân lý vĩnh hằng “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật giàu chất sử thi. Có thể nêu ví dụ trường hợp điển hình là Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ này vốn sinh ra và trưởng thành trong môi trường đất nước sục sôi máu lửa chiến tranh, ông không đi theo cộng sản, cũng không đi theo phía bên kia chiến tuyến cộng sản, nhưng ông vẫn có được  kho báu âm nhạc giàu tính nhân văn, chính ông là người đã lên sóng đài phát thanh và hát lên ca khúc “Nối vòng tay lớn” ngay trong buổi trưa ngày 30/4/1975. Lẽ ra, một thầy giáo dạy âm nhạc như Phước phải tìm cảm hứng trong chất sử thi âm nhạc cách mạng và cảm hứng từ thực tế đời sống xã hội gần 40 năm đổi mới, từ đó gửi gắm cho thế hệ trẻ một luồng sinh khí mới, tươi tắn, đằm thắm, hào khí, khơi gợi khát vọng dựng xây, bảo vệ quê hương, đất nước. Tất nhiên, không ai ngăn cấm hoặc bưng bít những bài hát có lời ca, âm hưởng phản ánh một góc phiền muộn thế thời, bởi vì thế gian này luôn tồn tại 2 mảng trắng đen, quá trình đi lên của lịch sử là đẩy lùi thế lực hắc ám, tạo lập xã hội văn minh. Về phương diện này, các tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn sống động trong lòng người đương đại. Chưa kể, dòng nhạc tiền chiến từng một thời bị cấm đoán, nay đã được tái xuất trong đời sống âm nhạc tại Việt Nam. Vậy ai bảo là Việt Nam chỉ có “nhà tù và nghĩa địa” đối với “tự do, dân chủ”.

Buồn thay cho Đặng Đăng Phước, rồi đây còn nhiều tổ chức phi chính phủ núp bóng “bảo vệ tự do ngôn luận” lên tiếng bênh vực cho Phước. Phước cũng sẽ có kháng án (như lời của vợ Phước nói), nhưng dù sao bản án mà Tòa tuyên phạt đối với Phước không đơn thuần là tiếng nói pháp lý mà quan trọng là tiếng chuông cảnh tỉnh nhân tâm. Trong nhà giam, Phước sẽ có thời gian mà chất vấn lương tâm đối với đất nước, đối với quê hương. Nếu biết ăn năn hối cải, không ôm đàn ca lời chống cộng thì sẽ được hưởng sự khoan hồng của nhà nước. Chớ có nghe hoặc liên thủ với bọn buôn mép chính trị ở ngoài kia. Đời sống chính trị của một đất nước có chủ quyền không phải thứ có thể đem ra giễu cợt. Xưa có nhân vật Hàn Thuyên làm văn đuổi được cá sấu. Nay có loại người dùng văn đàn để mời mọc đàn cá sấu chính trị về ăn thịt đồng bào mình. Chớ có làm thế, phải tội với lịch sử. Những kẻ như Tuấn, Phước không biết rằng bản thân mình đang tham gia vào gánh xiếc chính trị mang danh “đấu tranh vì quyền con người” mà quên đi đạo lý với quê hương, đất nước.  

 

 

đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1). Quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ 01/01/2022; (2). Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ 17/01/2022). Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định ban hànhvề Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, có hiệu lực từ 21/02/2022. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hai thông tư: (1). Quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và (2). Quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã hoàn thiện và có hiệu lực thi hành để đồng bộ với việc thực hiện Luật.

Công tác thông tin tuyên truyền, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh. Năm 2022, Việt Nam ký 02 Bản Ghi nhớ: (1). Về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động ký với Chính phủ Malaysia ngày 21/3/2022 và (2). Về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia chương trình nông nghiệp ký với Chính phủ Ôxtraylia ngày 28/3/2022.Cũng trong năm 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 12 hội nghị phổ biến và tập huấn về quy định pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp dịch vụ.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật nâng cao nhận thức của người dân và của xã hội trong việc chấp hành các quy định về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin, hướng dẫn về di cư an toàn, đồng thời lồng ghép các nội dung liên quan đến phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

Thông tin tuyên truyền qua các báo, đài trung ương và địa phương, qua cổng thông tin điện tử của các cơ quan Bộ và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về các chính sách của Nhà nước, của địa phương, các thông tin về tuyển người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhằm góp phần ngăn ngừa tình trạng lừa đảo, thu tiền quá quy định, việc dụ dỗ lôi kéo, tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, v.v.

Nhà nước có quy định và giám sát tuyển dụng lao động chặt chẽ. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện trong Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 69/2020/QH14, ngày 13/11/2020) đã có quy định cụ thể. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, giám sát tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ hoạt động chuẩn bị nguồn, đăng ký hợp đồng, tuyển chọn lao động; đào tạo, giáo dục định hướng, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài cho đến khi người lao động hết hợp đồng trở về nước thanh lý hợp đồng, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.

Cùng với đó là công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện xử lý sai phạm kịp thời. Cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh đến quyền lợi người lao động, đưa người lao động khi gặp khó khăn ở nước ngoài; chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc cử đại diện để phối hợp với đối tác quản lý và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động ở nước ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm phát hiện sai phạm xử lý kịp thời, không để tái diễn.

Như vậy, xuất khẩu lao động là hoạt động “ích nước lợi nhà” nên Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động này bằng tổng thể nội dung, biện pháp. Từ ban hành hệ thống văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát… nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật và phát hiện xử lý kịp thời sai phạm nếu có. Cho nên, ý kiến cho rằng, Đảng, Nhà nước ta chỉ quan tâm đến nguồn lợi do xuất khẩu lao động mà không quan tâm đến quyền lợi của người xuất khẩu lao động là xuyên tạc, vu khống với ý đồ đen tối./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét