Quyền có việc làm, đảm bảo thu nhập trên cơ sở quyền tự quyết, tự chọn lựa của người dân là quyền lợi chính đáng, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo. Trong bối cảnh Việt Nam có ưu thế dồi dào về nguồn nhân lực thì giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động, tăng thu nhập, tăng khả năng học hỏi kinh nghiệm là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, qua con mắt của những kẻ thiếu thiện chí, cực đoan thì họ bóp méo, xuyên tạc với ý đồ đen tối. Chẳng hạn như bài “Xuất khẩu lao động: nguồn thu nhập lớn của Đảng”
tung lên mạng ngày 12/5, Việt Tân không chỉ phơi bày sự dốt nát, xuyên tạc một
chủ trương quan trọng của nhà nước Việt Nam, mà còn trắng trợn vu khống Đảng
CSVN trục lợi trên mồ hôi, công sức người dân tham gia xuất khẩu lao động
(XKLD).
Cái dốt thứ nhất,Việt Tân không biết điều ai cũng có thể biết:
XKLĐ là một hình thức hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động của trong nước
cho những người sử dụng lao động nước ngoài, một trong những hình thức cung ứng
lao động phổ biến hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Là một quốc gia tham gia sâu
rộng, tích cực, toàn diện vào quá trình hội nhập quốc tế như Việt Nam, đang
trong giai đoạn “dân số vàng”, có nguồn lao động dồi dào, việc tham gia cung ứng
lao động cho các thị trường có nhu cầu trên thế giới là điều bình thường và cần
thiết. Ngoài mang lại lợi ích cho bên mua (bên sử dụng lao động), XKLĐ mang lại
những lợi ích thiết thực cho cá nhân người lao động và đất nước. Nói cách khác,
XKLĐ là “ích nước lợi nhà”.
Với cá nhân người lao động, ngoài việc làm, có thu nhập, quá
trình tham gia xuất khẩu lao động cũng là quá trình tiếp thu, học hỏi, rèn luyện
nâng cao kỹ năng, ngoại ngữ, giúp họ có điều kiện tiếp nhận những công việc đòi
hỏi yêu cầu chuyên môn cao hơn, nhưng theo đó, thu nhập cũng nhiều hơn… Số liệu
cho thấy, XKLĐ Việt Nam tới các thị trường nước ngoài những năm gần đây mang về
lượng ngoại tệ khoảng 3,5 tỷ USD/năm, góp phần quan trọng vào cải thiện, nâng
cao mức sống người dân. Nhờ nguồn thu này, nhiều làng quê Việt Nam đã có những
thay đổi đáng kể và tích cực.
Về phía quốc gia, cùng những lợi ích có ý nghĩa quan trọng về
đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội, XKLĐ góp phần giải quyết việc làm
cho người dân – một trong những thách thức lớn với các nước đang phát triển. Nó
cũng là giải pháp để quốc gia thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực nhờ những kiến thức, kỹ năng, phong cách lao động mà người lao động tiếp thụ
được trong quá trình tham gia XKLĐ, nhất là những người làm việc trong các
ngành công nghệ cao, như công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô…
Vì ý nghĩa tích cực đó, XKLĐ là giải pháp được nhiều quốc
gia thực hiện. Trong khu vực Đông Nam Á, từ những năm 1970, Philippines đã xác
định XKLĐ như một chiến lược kinh tế quan trọng, thu về hàng chục tỷ USD. Tại
Philippines, người tham gia XKLĐ được coi là “người hùng” và được hưởng
các chính sách ưu đãi của Chính phủ, như miễn thuế giá trị gia tăng, con cái được
giảm học phí và bảo hiểm y tế, không phải xếp hàng khi xuất nhập cảnh…Với chính
sách bài bản, lao động Philippines giờ đây không chỉ là những công nhân phổ
thông, làm các việc giản đơn, mà đang có xu hướng thành những lao động chuyên
nghiệp có tay nghề cao. Thậm chí, người Philippines hiện “thống lĩnh” một số
nghề đòi hỏi sự tinh tế, chuyên môn, kỹ năng đặc biệt như nghề bếp trong các
khách sạn cao cấp, du thuyền sang trọng… – điều đó buộc thế giới phải thay đổi
cách nhìn về những lao động Philippines và nước ngoài.
Cái dốt thứ hai, Việt Tân ngộ nhận XKLĐ chỉ là đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài. Trong thực tế, khái niệm này cần hiểu toàn diện hơn.
XKLĐ, cùng với đưa lao động làm việc ở các thị trường ngoài nước, còn có hình
thức “xuất khẩu lao động tại chỗ” (còn gọi là “xuất khẩu lao động nội biên”): tức
người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế
qua hỗ trợ của nền tảng Internet.
Theo nghĩa đó, ngoài hàng trăm nghìn lao động Việt Nam đang
làm việc cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, ở chiều ngược lại, các doanh
nghiệp lớn của Việt Nam như các doanh nghiệp phần mềm của FPT tại Nhật, Séc,
Đan Mạch, Thái Lan; như hãng xe VinFast thuộc tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm
Nhật Vượng tại thị trường Mỹ; như các doanh nghiệp của Viettel cung cấp dịch vụ
viễn thông tại nhiều quốc gia châu Á, Phi, Mỹ La Tinh; như các nhà máy của Công
ty Vinamilk đầu tư xây dựng tại Campuchia, New Zealand, Mỹ…; như Trang trại
chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao của Tập đoàn TH tại huyện Volokolamsk,
tỉnh Moscow…, đã, đang và sẽ thu hút, sử dụng hàng chục nghìn lao động sở tại.
Như vậy, Việt Nam cũng là “nhà nhập khẩu” lao động nhiều nước (dù quy mô còn nhỏ),
trong đó có cả lao động ở các cường quốc về kinh tế, công nghệ và kỹ thuật. Cái
khác là, thay vì làm việc tại Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam thuê họ
làm việc tại quê hương họ.
Như vậy, Việt Nam chủ trương mở rộng thị trường XKLD hiện
nay hoàn toàn là việc làm bình thường, mang lại lợi ích kép “ích nước lợi nhà”
(tất nhiên, cần khắc phục những tiêu cực trong quá trình thực hiện chủ trương
này). Thế nên, việc Việt Tân và VOA tiếng Việt la hét om sòm “Xuất khẩu lao động:
nguồn thu nhập lớn của Đảng” không chỉ xuyên tạc, mà còn là sự vu cáo trơ trẽn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét