Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

Sửa Nghị định quản lý mạng Internet là “leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng” ?

 


Lợi dụng trong dự thảo nghị định thay thế cho Nghị định số 72 năm 2013 và Nghị định 27 năm 2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet, nhằm xử lý nhanh vi phạm trên môi trường mạng. VOA lập tức giật tít “Việt Nam sẽ cắt Internet những ai chống đối trên mạng?” VOA tiếng Việt cho rằng đây là “một sự leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng vốn đã hà khắc ở quốc gia này”. Cách tiếp cận vấn đề của VOA tiếng Việt là hoàn toàn không phù hợp, thiếu khách quan, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền tự do nói chung, tự do Internet nói riêng; bôi nhọ hình ảnh, hạ thấp uy tín của Việt Nam.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Nhà nước Việt Nam thường xuyên quan tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân có thể sử dụng Intetnet, mạng xã hội, tự do chia sẻ thông tin, bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân trên không gian mạng trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp với truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội.

Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số hơn 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Trung bình người dùng Việt Nam sử dụng 7 tiếng/ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến Internet, số người lướt web hơn 9 tiếng mỗi ngày chiếm 22%.. Tỷ lệ người dùng Internet hàng ngày tại Việt Nam lên tới 94%… Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội nhiều nhất thế giới, đặc biệt là Facebook với 66,2 triệu người… Những dữ liệu trên cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc về tốc độ phát triển công nghệ thông tin, nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về tỷ lệ số người dân sử dụng mạng internet và mạng xã hội.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam nghiêm cấm những hành vi lợi dụng Internet để gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các tin, bài, video, clip… bị Việt Nam can thiệp bóc gỡ thời gian qua đều là các tin, bài chứa đựng những thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật. Những người bị các cơ quan chức năng của Việt Nam áp dụng các hình thức xử phạt là do họ đã lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Việc Việt Nam áp dụng các biện xử lý nhanh vi phạm trên môi trường mạng là hoàn toàn phù hợp, cần thiết nhằm tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên Internet. VOA tiếng Việt cho rằng đó là “một sự leo thang kiểm duyệt” ở một môi trường mạng “hà khắc” là luận điệu bóp méo, xuyên tạc sự thật. Ở đây có một nghịch lý là, trong khi VOA tiếng Việt cứ rêu rao rằng Việt Nam không có tự do, trong đó có tự do Internet thì ngược lại các đánh giá của Liên Hợp Quốc – tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung lại luôn coi Việt Nam như một điểm sáng về thúc đẩy và phát triển quyền con người, trong đó có quyền tự do Internet. Nghịch lý này đã chứng tỏ lối nhìn nhận, đánh giá vô căn cứ, thiếu khách quan, nhằm dụng ý xấu của VOA tiếng Việt.

Sự phát triển và tự do Internet tại Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận. Những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm quyền con người nói chung, tự do Internet nói riêng thời gian qua là minh chứng hùng hồn bác bỏ mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc của VOA tiếng Việt. Bức tranh sinh động về tự do Internet ở Việt Nam Việt Nam không chỉ đại đa số người dân Việt Nam thừa nhận, mà cả những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam cũng cảm nhận, thấy rõ điều đó. Lối viết bài, đưa tin không tìm hiểu thực tế mà chỉ dựa vào những thông tin vụn vặt, cóp nhặt trên mạng hoặc thông qua những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị theo kiểu “nghe hơi nồi chõ” của VOA tiếng Việt là không thể chấp nhận được.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét