Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

Màn tung hứng cho RSF của BBC

 


Trang BBC tiếng Việt vừa đăng tải tuyến bài với tiêu đề: “Báo chí Việt Nam có đang chịu cảnh một cổ “ba bốn tròng”?” ngay khi tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2022 ới luận điệu vu cáo ở Việt Nam một cơ quan báo chí: “…có thể chịu cảnh một cổ “ba bốn tròng” từ Đảng Cộng sản Việt Nam, chính quyền các cấp, bộ ngành và cơ quan chủ quản”…

Không biết BBC NEWS không hiểu hay cố tình không hiểu về tự do báo chí nói chung và công tác quản lý báo chí nói riêng. Theo cách hiểu phổ quát, quản lý là quá trình tác động, điều khiển, điều hành các hoạt động xã hội và hành vi của con người theo những yêu cầu nhất định. Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân với tổ chức. Hiểu theo nghĩa rộng quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp quản lý nhà nước là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với báo chí là toàn bộ những hoạt động của bộ máy chính quyền hướng tới sự bảo đảm để báo chí hoạt động ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy nhà nước – là công việc của bộ máy hành pháp. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí là sự tác động của các tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy hành pháp từ trung ương đến cơ sở, để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của nhân dân.

Như vậy, cần phải thấy rõ chủ thể, khách thể, đối tượng, mục đích của hoạt động quản lý nhà nước thì mới có thể đạt tới tự do chân chính của báo chí, trong đó chủ thể là các cơ quan trong bộ máy hành pháp của nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền quản lý chuyên ngành về hoạt động báo chí được nhà nước trao quyền. Khách thể của quản lý nhà nước đối với báo chí là trật tự quản lý trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người. Đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí là tất cả những tổ chức, cá nhân thực hiện những hoạt động liên quan đến báo chí. Mục đích của hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí là phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dân, bảo đảm quyền tự do báo chí và ngôn luận.

Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.” Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, báo chí cũng là một đối tượng cần sự quản lý của Nhà nước.

Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị – xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng chính trị thông qua nghị quyết, và thông qua Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí không những không làm hạn chế việc thông tin tuyên truyền của báo chí, sự tự do tác nghiệp của người làm báo mà còn giúp báo chí phát triển đúng theo mục tiêu, định hướng, tôn chỉ, mục đích.

Nhà nước cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành hệ thống chính sách, pháp luật… tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của báo chí. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí 2016, Chính phủ Việt Nam thống nhất quản lý nhà nước về báo chí; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về báo chí; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương theo phân cấp, chứ không có chuyện “…một cổ “ba bốn tròng”…” như cách nói của BBC NEWS tiếng Việt. Mục đích của hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dân, bảo đảm quyền tự do báo chí. Công tác lãnh đạo, quản lý, kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam không làm ảnh hưởng đến tự do báo chí mà là điều kiện căn bản để báo chí chân chính tự do sáng tạo, cống hiến nhiều nhất cho xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của nhân dân.

Tự do báo chí là một trong những quyền căn bản nhất của con người, là sản phẩm chung của nhân loại. Tuy nhiên, tự do báo chí phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, báo chí còn là lĩnh vực đặc thù, có sự ảnh hưởng nhất định đến an ninh chính trị của quốc gia…Do đó, trên thế giới không một quốc gia nào có tự do báo chí vô hạn độ, vô chính phủ. Việc quản lý, kiểm duyệt báo chí đều được coi là cần thiết, nhưng cách quản lý, kiểm duyệt báo chí như thế nào, đến mức độ nào…là tùy thuộc vào từng quốc gia. Một thực tế là ngay cả ở Mỹ cũng như các nước phương Tây – nơi vẫn được xem là “thế giới tự do”, cũng không có chuyện báo chí được “thả nổi” không bị quản lý, kiểm duyệt.

Chúng ta chẳng lạ gì “tự do báo chí” đã và đang trở thành chiêu bài để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá những nước không cùng quỹ đạo, trong đó có Việt Nam. BBC NEWS tiếng Việt – một trang lâu nay luôn thiếu thiện chí, trở thành công cụ chuyên phục vụ cho những cây bút chống cộng cực đoan tuyên truyền xuyên tạc chống phá Việt Nam. Dù giật tít thế nào, thể hiện dưới hình thức gì thì trang BBC NEWS tiếng Việt cũng không thay đổi bản chất, dã tâm chuyên đi chọc ngoáy, chống phá Việt Nam. Cái mà BBC NEWS tiếng Việt gọi là “tuyến bài” nêu trên thực chất là trò “té nước theo mưa” phụ họa cho những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng về tự do báo chí ở Việt Nam của RSF.

Share this:

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét