Thời gian gần đây, trong các buổi tập trung đông người tại Bờ Hồ,
người ta thấy không một lần nào là không có mặt một người mặc quần áo tu
hành, trên người đeo khẩu hiệu: “Tôi Thích Nữ Đàm Thoa trụ trì
chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang tố cáo một số cán bộ Đảng viên thoái hóa biến
chất vô đạo đức nằm trong hệ thống chính quyền Đảng Cộng sản
Việt Nam như Đảng, chính quyền MTTQ Việt Nam, tôn giáo, công tác
xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có hành vi đồng lõa
bao che, dung túng tiếp tay cho Nguyễn Hải Đường nguyên Hội
trưởng Hội người cao tuổi cùng 1 số người khác cướp tiền công
đức lễ hội Tiền Hương Đăng của chùa, đập phá, hủy hoại, chiếm
giữ tài sản, xây dựng chùa trái pháp luật, khóa cửa chùa
chiến giữ chùa không cho sư trụ trì hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo”.
Vậy vì đâu mà một nhà tu hành lại phải chịu cảnh vạ vật, màn trời chiếu đất, không có nổi một nơi để tu hành, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem.
Quá trình tu hành của Thích Đàm Thoa – phần I
Thích Đàm Thoa thế danh là Lý Thị Hà Sinh ngày 17/8/1969, Quê quán: An Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên.
Đang sống yên ổn cùng gia đình, vào một ngày đẹp trời của năm 1991,
Lý Thị Hà nổi hứng nghĩ đến chuyện xuất gia (đi tu). Lý Thị Hà được sư
trụ trì chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên mở lòng từ bi nhận làm đệ tử.
Nhưng khổ nỗi, Lý Thị Hà dường như sinh ra không phải để đi theo con
đường Phật pháp chân chính. Trong thời gian ở chùa Hang, Lý Thị Hà không
chịu tu hành, thêm vào đó còn thường xuyên có những hoạt động mê tín,
dị đoan, đi ngược lại với giáo lý, giáo luật của Phật giáo. Khi thầy ra
sức răn dạy, Lý Thị Hà một mặt không chịu thành tâm sám hối, một mặt còn
kiếm cớ gây sự, cãi nhau với cả thầy. Khủng khiếp hơn, Lý Thị Hà còn
lấy thuốc ngủ ra uống nhằm mục đích doạ thầy. Đến nước này thì thầy cũng
phải thua Lý Thị Hà, thôi thì “Đông khứ, Tây khứ” (đuổi ra
khỏi chùa). Đến đầu năm 1992, Lý Thị Hà phải rời khỏi chùa Hang vì bị sư
trụ trì chùa Hang – cũng chính là thầy và chính quyền địa phương trục
xuất ra khỏi chùa.
Đến tháng 02/1992, Lý Thị Hà xin tu hành tại chùa Đại Từ, Đại Kim,
Hoàng Mai, Hà Nội và được sư Thích Đàm Trung nhận làm đệ tử. Sống với sư
Thích Đàm Trung từ tháng 02/1992 đến tháng 6/1992, nhưng chưa khi nào
Lý Thị Hà làm tròn bổn phận của một người đệ tử. Lý Thị Hà thường xuyên
có những lời nói, hành động không đúng với một nhà tu hành, thường xuyên
gây mâu thuẫn với cả thầy và phật tử. Mỗi khi bất đồng quan điểm, Lý
Thị Hà lại mang thuốc ngủ ra doạ thầy. Cũng may, sư Thích Đàm Trung
không mắc bệnh tim, nếu không hẳn đã không sống nổi để phụng sự Phật
pháp vì có một đệ tử như Lý Thị Hà. Đến cuối tháng 6/1992, biết Lý Thị
Hà chẳng còn thuốc chữa nữa, sư Thích Đàm Trung đã thuê ô tô, đưa Lý Thị
Hà về giao lại cho gia đình.
Quá trình tu hành của sư Thích Đàm Thoa- Phần II
Kể ra, Lý Thị Hà cũng có một đức tính tốt, đó là sự kiên trì. Sau hai
lần bị thầy đuổi, Lý Thị Hà lại tiếp tục khăn gói đến chùa Nguyệt Nham,
xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xin tu tập. Tại đây, Lý Thị
Hà được sư Thích Đàm Ý nhận làm đệ tử, cho thụ giới Sa Di, lấy pháp
danh là Thích Đàm Thoa. Thích Đàm Thoa được thầy cử đến trông nom, chăm
lo công tác phật sự tại chùa Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Là người
chăm lo tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân nhưng Thích Đàm Thoa đã không
làm tròn bổn phận của mình, thường xuyên vi phạm các chính sách, pháp
luật, các quy định của địa phương: tự ý dỡ nhà kho của Hợp tác xã để làm
công trình phụ cho chùa, bán đất của nhà chùa, hoạt động mê tín dị
đoan. Vì vậy chính quyền địa phương đã trục xuất khỏi chùa và trả về
chùa Nguyệt Nham, Tân Liễu, Yên Dũng giao cho thầy nuôi dạy quản lý.
Về chùa Nguyệt Nham ở với thầy, Thích Đàm Thoa rắp tâm đuổi thầy ra
khỏi chùa. Sư Thích Đàm Thoa đã vi phạm giới luật Phật giáo là phải “Thờ
thầy”. Tháng 3/2004, sư Thích Đàm Thoa đã đuổi thầy mình ra khỏi chùa
Nguyệt Nham khiến toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham phẫn nộ. Ngày
28/3/2004, toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham họp ra nghị quyết không chấp
nhận cho sư Đàm Thoa trụ trì chùa Nguyệt Nham, đề nghị UBND xã và cấp
có thẩm quyền trục xuất Đàm Thoa ra khỏi chùa. Do sư Thoa không chịu rời
khỏi chùa nên ngày 25/11/2004 toàn thể nhân dân trong thôn đã tập trung
đẩy đuổi Đàm Thoa ra khỏi chùa Nguyệt Nham.
Đến năm 2008, Thích Đàm Thoa được bổ nhiệm trụ trì chùa Non Đào, xã
Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Trải qua bao thăng trầm, biến
cố, về trụ trì chùa Non Đào, Thích Đàm Thoa tưởng mình là vua một vùng,
tiếp tục có những hoạt động sai phạm: tự ý thuê người san lấp vườn chùa,
chặt bỏ một số cây cổ thụ, xây tường rào bao quanh và dãy công trình
phụ để chăn nuôi, tự ý đào ao ngay trước sân chùa, quy hoạch lại toàn bộ
vườn chùa làm khu chăn nuôi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nơi thờ
tự, khu vực xung quanh gây bức xúc, phản ứng trong nhân dân. Nhân dân
và phật tử chùa Non Đào đã nhiều lần tập trung tại chùa chửi bới, lăng
mạ, đòi đuổi sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa. Hội người cao tuổi thôn
Tiến Sơn đã làm đơn với hơn 100 chữ ký gửi các cấp chính quyền đề nghị
thuyên chuyển sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa Non Đào.
Quá trình tu hành của sư Thích Đàm Thoa gian nan, vất vả như vậy đó,
có lẽ có thể so sánh được với những khó khăn của Đường Tăng khi sang Tây
Thiên thỉnh kinh.
Và bởi vì vất vả quá, gian nan quá, mà không đạt nổi thành tựu gì,
cũng chẳng có nơi nào làm chốn dung thân nên Thích Đàm Thoa đã tìm ra
hướng đi mới cho mình, đó là khiếu kiện.
Phần III – Vết trượt dài trên con đường khiếu kiện
Quá trình ở chùa Nguyệt Nham, sư Thích Đàm Thoa gây mất đoàn kết, mất
lòng tin đối với nhân dân nên bị nhân dân tập trung đuổi khỏi chùa. Sư
Thoa biết rằng “đất vua, chùa dân”, khi đã mất lòng dân thì sư Thoa
chẳng cách nào mà quay về chùa được nữa. Vì thế, sư Thoa đã quay sang ăn
vạ chính quyền, vu khống cho chính quyền đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân
quyền. Sư Thoa thường xuyên góp mặt trong các cuộc tuần hành trái phép
của nhóm dân chủ, viết bài đưa lên mạng internet kể lể về “nỗi oan” của
mình. Nhiều lần sư Thoa còn đe doạ tự thiêu, nhưng bao nhiêu năm nay
chẳng thấy sư Thoa tự thiêu. Đỉnh điểm là từ ngày 07/02/2015 đến ngày
10/02/2015, sư Thoa mang can xăng 05 lít ra ăn vạ trước cổng trụ sở Bộ
Công An. Nếu sư Thoa dám làm như thế thật chắc cũng có nhiều người sẵn
sàng ủng hộ xăng để sư Thoa làm một việc tốt cho xã hội đến thế.
Sau khi được nhân dân và các cấp chính quyền tạo điều kiện cho sư
Thoa về tu hành tại chùa Non Đào, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang, sư Thoa vẫn không thay tâm đổi tính, làm nhiều việc trái với đạo
đức của người tu hành. Một lần nữa lại để nhân dân tập trung đuổi ra
khỏi chùa. Sư Thoa lại tiếp tục khăn gói từ Bắc Giang xuống Hà Nội khiếu
kiện. Ở đâu có mặt sư Thoa cũng thấy có khẩu hiệu “Tôi Thích Nữ
Đàm Thoa trụ trì chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tố cáo một số cán bộ Đảng viên
thoái hóa biến chất vô đạo đức nằm trong hệ thống chính quyền
Đảng Cộng sản Việt Nam như Đảng, chính quyền MTTQ Việt Nam, tôn
giáo, công tác xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có
hành vi đồng lõa bao che, dung túng tiếp tay cho Nguyễn Hải
Đường nguyên Hội trưởng Hội người cao tuổi cùng 1 số người
khác cướp tiền công đức lễ hội Tiền Hương Đăng của chùa, đập
phá, hủy hoại, chiếm giữ tài sản, xây dựng chùa trái pháp
luật, khóa cửa chùa chiến giữ chùa không cho sư trụ trì hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo”.
Nghe sao mà thống thiết, oan ức thế, nhưng bộ mặt thật của sư Thích
Đàm Thoa như vậy đấy, đúng là “vừa đánh trống, vừa ăn cuớp, vừa la
làng”. Bổn phẩn của Phật giáo, của một nhà tu hành là “hộ quốc an dân”
nhưng sư Thoa đã chẳng thể làm những việc tốt đời đẹp đạo như thế. Tại
những nơi công cộng, người ta chỉ nghe tiếng sư Thoa chửi bới tục tĩu
như phừơng chợ búa, đâu có một chút phẩm chất nào của nhà tu hành. Người
có chút hiểu biết sao có thể thông cảm cho sư Thoa được. Chỉ có những
kẻ lợi dụng dân chủ,té nước theo mưa mới ủng hộ con người này.
GĐTQT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét