Tôi được đọc bài Tham luận “Dân chủ hóa:
vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ
cho Việt Nam” của ông Nguyễn Quang A sử dụng trong hội thảo tại Berlin và không
khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra niềm tin lệch lạc thật sự chi phối các hành vi chính
trị của ông. Càng đọc kỹ tham luận, tôi càng nghi ngờ về vai trò thiết kế và
thao túng các hoạt động dân chủ chống đối hiện nay của ông.
Niềm
tin lệch lạc về dân chủ
Giống như mọi nhà đấu tranh dân chủ khác,
ông Quang A đưa ra một khái niệm chung về hệ thống dân chủ: “Một hệ thống chính
trị là dân chủ khi nhân dân làm chủ hệ thống đó.” Ông cho rằng các thành bang
Hy Lạp cổ đại đã thực sự tạo ra được điều này thông qua hình thức dân chủ trực
tiếp, tức là người dân được tự bỏ phiếu quyết định lựa chọn các chính sách.
Nhưng ông Quang A quên rằng, các thành bang Hy Lạp cổ đại thực sự được cai trị
bẳng hội đồng nguyên lão. Những nguyên lão này đều xuất thân từ giai cấp quý tộc,
thâu tóm toàn bộ các nguồn lực xã hội. Việc dân bỏ phiếu quyết định, trên thực
tế chỉ là bầy cừu mà mỗi nguyên lão chăn dắt và thuyết phục. Dân chủ, trên thực
tế là mầm mống cho những cuộc tranh chấp bè phái chính trị.
Ông Nguyễn Quang A cho rằng giờ đây, với sự
phát triển của khoa học công nghệ, dân chủ trực tiếp có thể dễ dàng được thực
thi hơn, thay thế cho dân chủ đại diện và dân chủ thủ tục. Nhưng nếu ông nhìn
sang Hoa Kỳ, đế quốc mà ông vẫn ngưỡng mộ bấy nay, đế quốc với công nghệ thông
tin phát triển bậc nhất, ở đó có dân chủ trực tiếp không? Người dân có được tôn
trọng hỏi ý kiến khi chính phủ đưa ra các quyết định như thiết lập hệ thống
giám sát thông tin hay chiến tranh ở Việt Nam không? Người dân bị bưng bít thông tin cho đến khi sự
việc vỡ lở gây nguy hại nghiêm trọng thì mới có vài cuộc biểu tình, và mọi chuyện
lại êm thấm đâu vào đấy, trò chơi quyền lực vẫn là của Đảng dân chủ và Đảng cộng
hòa. Hình thức mới của dân chủ trực tiếp
này được gọi là “Dân chủ tham gia”, nhưng tham gia và làm chủ là hai chuyện
khác nhau.
Ông Quang A cũng có nhắc đến các mô hình
dân chủ giả tạo, được gọi là “dân chủ độc đoán”, cách gọi của các nhà nghiên cứu
mô hình dân chủ sau các cuộc “Cách mạng hoa”, “Cách mạng màu”. Nhưng trong cả
bài, ông cố tình lờ đi nguy cơ này đang ngày càng bùng nổ trong phong trào dân
chủ Việt Nam. Tất cả những cá nhân không ủng hộ cách thức của phong trào dân chủ
hiện nay, không chung quan điểm thân Mỹ và châu Âu, đều sẽ bị quy kết là lạc hậu,
tay sai của chính quyền, cần phải loại trừ và vùi dập. Tình trạng này diễn ra ở
hầu hết các nhóm cực đoan như NoU FC, Mạng lưới Bloggers 258, Hội anh em Dân chủ
và đặc biệt biểu hiện rõ nhất ở Việt Tân. Trên thực tế, “dân chủ độc đoán” đang
chiếm ưu thế trong phong trào dân chủ, và trong tương lai sẽ ngày càng cực đoan
hơn khi lớn mạnh.
Khung
kịch bản đang được áp đặt khiên cưỡng
Theo ông D.A Rustow (1970), quá trình chuyển
đổi dân chủ gồm 3 pha: Pha chuẩn bị, pha chuyển đổi và pha củng cố. Nếu theo
dõi kỹ ba pha này, đặc biệt là pha chuẩn bị, ta sẽ thấy những gì đang chi phối
sau các hoạt động chính trị của Nguyễn Quang A.
Trong pha chuẩn bị, ông Quang A viết như
sau:
“Như
thế trong pha chuẩn bị, nhất thiết phải có xung đột ăn sâu giữa những người cầm
quyền và nhân dân và xung đột không được giải quyết dẫn đến bế tắc.”
Nhưng mâu thuẫn giữa người dân và nhà cầm
quyền là điều không thể tránh được ở mọi thời kỳ, mọi thể chế, mọi quốc gia.
Mâu thuẫn ấy chỉ ăn sâu khi nhà cầm quyền đàn áp đẫm máu và người dân cực đoan
đập phá mọi thiết lập của chính quyền. Nhưng ở tình trạng hiện nay, mâu thuẫn
xã hội ở Việt Nam không “ăn sâu” như vậy. Thế thì lời khẳng định: “nhất thiết
phải có” của ông có thể được hiểu là: “nếu không có thì phải làm cho thành có”.
Đó là lý do ông liên tiếp tổ chức những cuộc vận động chữ ký và kiến nghị, tổ
chức biểu tình chống Trung Quốc, thành lập Diễn đàn Xã hội dân sự, sử dụng truyền
thông xã hội để tung tin, xuyên tác các vấn đề thời sự xã hội?
Sau đó ông có đề cập đến vai trò của “Tầng
lớp elite” như sau:
“Một
cuộc đấu tranh như vậy chắc bắt đầu như kết quả của sự nổi lên của một elite
(giới ưu tú) mới mà đánh thức một nhóm xã hội bị thất vọng và trước không có
người lãnh đạo vào hành động phối hợp.” [L. Anderson, tr.27]. Có thể gọi các
elite này là elite đối lập để phân biệt với các elite đương quyền. Cuộc đấu
tranh này giữa một bên là các elite đương quyền và bên kia là các elite đối lập,
các diễn viên tập thể như các tổ chức xã hội dân sự, các nghiệp đoàn và các tổ
chức quần chúng.
Đó là lý do ông thành lập viện IDS, tham
gia nhóm trí thức 72 và sáng lập Diễn đàn Xã hội dân sự.
Ông kỳ vọng rằng tầng
lớp elite đối lập, mà ở đây là những người như ông và các trí thức chống đối sẽ
đóng vai trò dẫn dắt trong trào dân chủ trong nước. Ông đã làm sai lệch hoàn
toàn nhiệm vụ và trách nhiệm của elite hay giới trí thức. Bởi lẽ, trí thức
không phải là chống đối, mà là góp ý và sử dụng tri thức của mình xây dựng đất
nước. Mọi phản biện của trí thức chỉ có giá trị khi dựa trên tinh thần khoa học,
tức là số liệu và dẫn chứng cụ thể, lập luận thuyết phục. Chứ như tình trạng
các trí thức đối lập hiện nay chỉ biết chửi đổng thì các phản biện ấy không có
giá trị thực tiễn, mà chỉ có giá trị gây rối loạn.
Ở pha chuyển đổi, Nguyễn Quang A cho rằng
là pha then chốt, khi pha chuẩn bị đã thành công, và đây là lúc tầng lớp elite
phải đưa ra quyết định chọn lựa các hình thức chuyển đổi. Các hình thức này bao
gồm: Cách mạng từ trên xuống, Cách mạng xã hội, Cải cách đoạn tuyệt, Cải cách
giải thoát, Cải cách bảo thủ, Cải cách qua giao dịch, Cải cách từ dưới lên.
Nhưng theo như lý giải của ông, không có hình thức nào đảm bảo dân chủ. Vậy chẳng
hóa ra, các cuộc Cách mạng này về bản chất vẫn là cuộc đấu đá phe cánh, và dân
chủ hay không vẫn chỉ là một trò đặt cược niềm tin của dân thường vào tầng lớp
elite.
Ở pha củng cố, mọi điều Nguyễn Quang A đưa
ra về các quy tắc dân chủ đều không có giá trị thực tiễn. Các quy tắc dân chủ đến
nay vẫn hoàn toàn là vô giá trị ở Hoa Kỳ. Quy tắc này chỉ là thứ Hoa Kỳ sử dụng
để can thiệp vào chính trị của các nước mà đế quốc này muốn gây ảnh hưởng mà
thôi. Pha củng cố dân chủ, có thể hiểu là pha củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại các
nước vừa chuyển đổi.
Đó chính là khung kịch bản bấy lâu nay vẫn
chi phối cách tư duy và hành động của ông Nguyễn Quang A. Từ khung kịch bản ấy,
ông đã đưa ra những gợi ý kịch bản mà ông cho là khả dĩ, bất chấp sự sai lầm, độc
đoán và âm mưu ẩn chứa trong đó.
“Chúng
ta thấy cả ba cách tiếp cận từ trên xuống do những người đương chức lãnh đạo
(ĐL), đối đầu (ĐĐ) và xã hội dân sự (XhDs) đều có tác động đến các phương thức
chuyển đổi. Cách tiếp cận TD về lý thuyết không có tác động, nhưng vẫn có thể
có tác động gì đó đến những người đương chức. Ở đây chúng ta chưa bàn đến tính
hiệu quả hay cường độ của sự tác động. Như thế tất cả những người chủ trương
các phương thức đấu tranh khác nhau đều quan trọng và chúng tôi khuyên họ nên
tránh phê phán chỉ trích lẫn nhau”\
Với tham vọng của mình, ông Nguyễn Quang A
quả nhiên đã bắt tay với những kẻ đối đầu như Việt Tân, Voice, Mạng lưới
Bloggers 258, đồng thời cũng đang tìm cách áp đặt kịch bản lên xác Xã hội dân sự
đa dạng ở Việt Nam. Không chỉ vậy, ông vẫn muốn được chính quyền thừa nhận, qua
đó có thể ảnh hưởng tới những người đang đương chức một cách dễ dàng. Ông kỳ vọng
rằng, tầng lớp elite của ông có thể đứng giữa và giao dịch. Thế nhưng, kỳ vọng ấy
trở nên ngớ ngẩn khi ông mô tả về thực trạng phong trào dân chủ Việt Nam.
Những
mô tả sai sự thật về phong trào dân chủ Việt Nam
Ông đã bị chính lý thuyết của ông bóp méo
cái nhìn thực chất về phong trào dân chủ trong nước ở Việt Nam. Sự bóp méo này,
tôi không rõ là do ông bị lý thuyết che mờ hay do có động cơ riêng. Dưới đây,
tôi sẽ chỉ ra những sự thật bị bóp méo ấy.
Ông cho rằng phong trào dân chủ Việt Nam có
4 hướng tiếp cận. Hướng thứ nhất là tác động vào những người lãnh đạo đương chức
để thực hiện cải cách và cho rằng Trần Huỳnh Duy Thức có chủ trương này. Trên
thực tế, Trần Huỳnh Duy Thức một mặt bắt tay với các thành phần Việt Nam Cộng
hòa cũ do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu, cùng với thủ lĩnh biểu tình mới nổi bấy giờ
là Nguyễn Tiến Trung. Trần Huỳnh Duy Thức không tiếp cận chính quyền để cải
cách mà chỉ dùng chính quyền như một quân bài chiêu an người dân, tự khoác lên
mình cái vỏ chính danh mà thôi. Hướng thứ hai là đối đầu, với ví dụ điển hình
là khối 8406. Nguyễn Quang A cho rằng các hoạt động đối đầu này đều ôn hòa.
Nhưng nếu xem những gì khối này viết thì không thể cho rằng đó là ôn hòa được.
Mục đích của họ là lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và triệt tiêu mọi mầm mống Cộng
Sản. Cái gọi là “ôn hòa” thực tế chỉ là vì họ không đủ tiềm lực để chuẩn bị vũ
khí mà thôi. Hướng thứ ba là tiếp cận tham dự như luật sư Cù Huy Hà Vũ. Sự tham
dự này không có giá trị gì khác ngoài
đánh bóng tên tuổi cá nhân của Cù Huy Hà Vũ. Cách tiếp cận Xã hội dân sự
là cách hiện nay đang được đẩy mạnh, nhưng thực tế các Xã hội dân sự đa phần bị
Việt Tân thao túng và chi phối để kéo bè kết đảng. Một bộ phận Xã hội dân sự
khác thì bị chi phối bởi ngân quỹ nước ngoài, mà chủ yếu là từ Hoa Kỳ. Xã hội
dân sự đã trở thành chỗ rửa tiền và tiêu tiền vào những việc vô bổ như in áo,
in khẩu hiệu, ăn nhậu bia bọt, lấy tiền tổ chức đút túi riêng… Tất cả những thực
trạng này đều đã bị Quang A tảng lờ mà chỉ lắp vào khung kịch bản của mình những
chi tiết ông thấy thích hợp.
Ông đề xuất ba hướng kịch bản cho Việt Nam
bao gồm: Cách mạng từ trên xuống, Cải cách qua đoạn tuyệt và Cải cách qua giao
dịch. Cách thứ nhất, Quang A cho rằng cần có áp lực của dân. Cách thứ hai, ông
cho rằng những người đối lập và XHDS phải đoàn kết với nhau để cùng tạo áp lực
mạnh mẽ. Cách thứ ba cũng là dân phải tạo áp lực đủ mạnh thì mới có giao dịch.
Vậy suy cho cùng vẫn là “tạo áp lực” bằng các cuộc biểu tình gây rối hay những
công kích vào chính quyền. Đó chính là mục
đích cuối cùng của bài tham luận: Áp lực, áp lực và áp lực hơn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét