Tôi
còn nhớ những ngày đầu năm 2014, hết Diễn đàn Xã hội Dân sự lại đến Văn
đoàn độc lập hùng hổ ra tuyên bố. Sau hơn 1 năm hoạt động, Diễn đàn Xã
hội dân sự gần như bi lãng quên, không mấy ai quan tâm, nhưng Văn đoàn
độc lập với website Văn Việt thì được nhiều người biết đến hơn. Tuy
nhiên, điều đáng thất vọng là Văn Việt giờ đây đã trở thành trang quảng
bá cho nền Văn học Việt Nam Cộng Hòa và hải ngoại.
Nếu
theo dõi số lượng bài trên Văn Việt thì sẽ thấy gần 40% bài đăng trên
website này là về Văn học Miền Nam Trước 75, mà chúng ta ai cũng hiểu
rằng Văn học Miền Nam trước 75 là văn học của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi
không có ý đánh giá hay phán xét gì Văn học Miền Nam trước 75, nhiều tác
phẩm trong đó rất có giá trị, nối tiếp được cảm hứng văn học thời
30-45. Nhưng nếu một cá nhân hoặc nhóm nào đó vì yêu mến dòng văn học
này và cảm thấy dòng văn học này đáng được nghiên cứu thì hoàn toàn có
thể làm một blog cá nhân đăng tải, không nhất thiết phải mở một chuyên
mục độc lập trên Văn Việt như thế này: http://vanviet.info/ category/van-hoc-mien-nam/ . Chuyên mục này thậm chí còn là chuyên mục có số lượng bài nhiều nhất và đều đặn nhất.
Mới
đây, Văn Việt cũng vừa thực hiện chùm bài "40 năm thơ Việt hải ngoại"
lần lượt giới thiệu các tác giả thơ quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài. Các
tác phẩm này, ngẫm lại thì cũng không vượt qua được các cây bút trong
nước, nhưng lại được các biên tập Văn Việt ưu ái quảng bá. Thậm chí có
những tác giả chỉ có trình độ thơ của sinh viên đại học viết thơ tán
gái. Ví dụ như bài thơ điển hình của nhà thơ Luân Hoán được Văn Việt
trang trọng đăng tải như sau:
em là một loại vi trùng
đục khoét tim óc
vô cùng hiểm nguy
ác từ
vóc dáng em đi
độc từ
đôi mắt kiêu kỳ lẳng lơ
trị em,
chỉ tạm có thơ
sắc thành thương nhớ vu vơ uống chừng
Nếu
các độc giả chăm chỉ vào các trang như Haivl hay Vozforum sẽ thấy nhan
nhản lối nói, lối chế như thế này. Tôi không thấy các bài thơ tầm thường
như thế có gì đáng để Văn Việt phải ca ngợi mà đưa vào chùm bài kỷ niệm
40 năm thơ Việt hải ngoại. Các nhà thơ hải ngoại không thiếu chỗ đăng
tải, họ có Tiền Vệ, Da Màu... Hơn nữa, biểu hiện rõ nhất cho việc Văn
Việt đi theo xu hướng hải ngoại là nhìn vào Liên kết trang của website.
Văn Việt liên kết với 18 trang về văn chương, trong đó, có 5 trang ở hải
ngoại (Gió O, Tiền Vệ, Hợp Lưu, Ăn mày văn chương), chiếm tỉ lệ khoảng
30% số "liên minh" và được xếp hàng đầu trong danh sách. Những trang
liên kết còn lại, dù uy tín hơn, chất lượng hơn, nhưng bị xếp dưới cùng.
Như thế đủ thấy sự ưu ái đặc biệt của Văn Việt với các cây viết hải
ngoại.
Từ khi thành lập Văn đoàn độc lập và
website Văn Việt đến nay, chưa thấy tổ chức này làm được điều nào trong
số các điều được ghi ở Bản tuyên bố ngày 3/3 năm 2014:
- "Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người."
Ngược lại điều họ làm đó là:
1. Hình thành phe cánh văn chương trong làng văn, tạo thành lực lượng chống lại Hội nhà văn Việt Nam
2.
Cái mà Văn đoàn độc lập gọi là "tự do sáng tác và công bố tác phẩm",
"quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người" thực ra chỉ là
định hướng sáng tác theo xu hướng Văn học Việt Nam Cộng hòa và Hải
ngoại. Qua đó, nâng cao hình ảnh của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là xu hướng
chủ đạo bấy lâu nay mà các nhà văn nhà thơ hải ngoại xa xứ vẫn hy vọng.
Có thể nói, nếu thành công, đây là một cuộc xâm lược giá trị nghệ thuật
của các nhà văn hải ngoại vào Việt Nam, mà Văn Việt là người ở giữa
trung gian mở cổng.
Tôi nghĩ rằng, Văn Việt cần
xem xét lại mục đích và định hướng của trang. Đừng tự đẩy mình vào tình
trạng "tiền hậu bất nhất". Còn nếu xét thấy không thể thực hiện được
theo những gì mình nói thì tốt nhất Văn Việt nên được đóng cửa đi là
xong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét