Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

CÁC TRÍ THỨC HẢI NGOẠI CÓ LẼ XEM QUÁ NHIỀU PHIM TRANH QUYỀN ĐOẠT VỊ



Đại hội Đảng đang ngày một đến gần, nhiều lời đồn đoán xung quanh việc ai sẽ lên giữ chức vụ Tổng Bí Thư đang ngày một nhiều. Là công dân Việt Nam, quan tâm đến nhân sự cao cấp của Đảng, đó là một điều dĩ nhiên có thể hiểu. Nhưng lợi dụng việc đồn đoán để đưa ra những định hướng dư luận, đó là cách thức thường thấy của các thành phần chống đối chính quyền trong giai đoạn này. Trên trang Ba Sàm vừa đăng bài viết "Việt Nam sau năm 2016: Ai sẽ lên lãnh đạo" của Tiến sĩ Phan Công Chánh, đại học San Jose, California. Đọc bài này, tôi thấy uổng cho danh vị Tiến sĩ của ông, vì đọc bài của ông không khác nào thuyết âm mưu tranh quyền đoạt vị mà chúng ta thường thấy trong phim Tàu (gần đây Mỹ cũng bắt chước làm theo). Bài viết phân tích rất nhiều nhân sự của chính quyền, nhưng lại không dựa trên bất cứ cơ sở nào.

Ông Phan Công Chánh đưa ra những mô tả phe phái ở Việt Nam như sau: 

"Trong 5 người, ông Anh và ông Hùng có thể được bỏ qua, còn lại ông Dũng, Sang, và ông Trọng tranh nhau chức tổng bí thư. Theo đa số các nhà quan sát, ông Hùng có ít ảnh hưởng chính trị nhất trong 5 người và có thể được thay thế bởi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, người mà số “phiếu tín nhiệm” về hiệu năng lãnh đạo quốc hội luôn luôn cao. Tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang có thể là một ứng cử viên khác.
Ông Anh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ, là một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của phe bảo thủ thân Trung Quốc do ông Trọng dẫn đầu. Tuy nhiên, ông dường như thích vận hành quyền lực chính trị đằng sau hậu trường hơn, thay vì cạnh tranh cho chức tổng bí thư. Ngay cả nếu như ông quan tâm đến, vị thế ứng cử viên của ông sẽ là con đường dài, vì ông sẽ cần phải vượt qua hình ảnh của một cựu Bộ trưởng Công an cứng rắn cũng như “các mối liên hệ với Trung Quốc” (giống những người như ông Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh).
Trong khi đó, ông Sang và cánh ôn hòa của ông dường như đã bị gạt ra ngoài lề chính trị. Thật vậy, vị thế ứng cử viên của ông Sang cho chức tổng bí thư có lẽ chìm dần sau cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu năm ngoái, khi ông bị coi như đã thất bại trong chức vị “chủ tịch nước”. Cuối cùng, ông Sang có thể ném hỗ trợ chính trị của ông cho ông Trọng hoặc ông Dũng, sau vài mặc cả chính trị. Những người ủng hộ ông có thể thích ông chuộc lại lỗi lầm với sự rút lui trong danh dự hơn.
Những gì đang hình thành là giai đoạn cuối cùng của một cuộc tranh đấu quyền lực cho chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước giữa ông Dũng và ông Trọng, theo thứ tự, đại diện cho cánh cải cách thân Tây phương và cánh bảo thủ thân Trung Quốc."
Đây là những võ đoán thiếu căn cứ của Phan Công Chánh về tình hình chính sự Việt Nam. Ông đã xa Việt Nam quá lâu, biết ít thông tin, chắc chỉ nhờ đọc mấy bài chém gió chính trị trên mạng, rồi dựa vào các mô - tuýp quen thuộc của phim truyền hình dài tập để mô tả về cuộc đấu đá nội bộ. 

Thứ nhất, ông Chánh đưa ra lập luận về phe Thân Trung và phe Thân Mỹ. Ông lấy cơ sở nào để nói ông Trọng, ông Hồng Anh, ông Quang là những người thân Trung. Ông biết điều này là do ông được nghe kể, hay do tin tức mật mà ông tiếp cận được? Nếu đã là tin tức mật thì hẳn là ông Chánh không dám viết bừa trên mạng như thế. Cho nên, có thể hiểu rằng ông Chánh đưa ra kết luận như vậy là do nghe lời kể và các tin đồn trên mạng. Do đó, ông không đưa ra được bất cứ dẫn chứng gì cụ thể. Lấy dẫn chứng trên facebook hay trên mấy trang chống Cộng thì chỉ tổ làm bẩn bài viết, nên ông cũng đành chém gió cho xong. Nhưng với cương vị là một tiến sĩ khoa học, ông không được phép có các phát ngôn công khai vô căn cứ như vậy.

Thứ hai, về việc ông mô tả thế cục hiện nay một cách rất "thuyết âm mưu", dễ khiến nhiều người hiểu nhầm rằng nội bộ chính quyền Việt Nam đang sát phạt nhau và có bàn tay vô hình sắp xếp vị trí của Đại Hội Đảng. Lối viết "thuyết âm mưu" này thường được sử dụng để gây chia rẽ nội bộ, nguy hiểm hơn, làm mất lòng tin của dân chúng vào chính quyền và Đảng. Lựa chọn mô tả theo lối thuyết âm mưu, nếu vô tình thì mức độ gây hại không đáng kể, nhưng nếu đằng sau có người giật dây thì mục đích chính sẽ là gây rối loạn Đại hội Đảng. Cứ cho là ông Phan Công Chánh không có ý định gây rối mà chỉ là góc nhìn cá nhân thì việc trang Anh Ba Sàm lựa chọn đăng tin sẽ có mục đích gây rối loạn.

Trang Anh Ba Sàm từ lâu đã tỏ ý định dùng ngòi bút để gây rối loạn dư luận ở trong nước. Trước đây, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có mối liên hệ mật thiết với nhóm Nhân sĩ Trí thức của Diễn đàn Xã hội Dân sự và Bauxite Tây Nguyên. Cùng chung mục đích này, các nhóm vẫn tung hứng dư luận liên quan đến tình hình nội bộ của chính quyền và Đảng.  Trước Đại hội Đảng, trang này đăng rất nhiều các tin tức bàn luận, góp ý Đại hội Đảng, nhưng không có bàn luận và góp ý nào mang tính ôn hòa cả.

Chính trị Việt Nam không phải bộ phim tranh quyền đoạt vị. Chính trị là một bộ môn khoa học, hãy nhìn nó một cách khoa học, theo những gì ông Chánh đã được dậy ở phương Tây. Với cái nhìn khoa học và khách quan, ông sẽ thấy rằng Đảng và chính phủ Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để đổi mới và xây dựng tổ quốc. Trong khi ấy, những người như ông, học hàm học vị cao, lại chỉ ngồi chém gió ở nước ngoài, những trang rỗi rãi ngồi nắn chỉnh dư luận theo hướng mình mong muốn như Ba Sàm, và những kẻ không chí thú làm ăn mà chỉ chăm chú đi biểu tình để gây quỹ từ bà con dễ mủi lòng. Tất cả những điều này đều không có giúp ích gì cho đất nwosc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét