Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

ĐỪNG ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM VỀ VẤN ĐỀ XÂM PHẠM HÀI CỐT



Luật Khoa tạp chí có thể được coi là trang lề trái "có học" nhất, vượt trội hơn hẳn RFI, Dân luận hay BBC Việt Ngữ. Những cây viết của trang này đều thể hiện mình là người am tường về nhiều vấn đề pháp lý. Điều này các độc giả không hề phủ nhận. Nhưng càng am tường về pháp lý thì càng dễ bẻ cong pháp lý, lái theo hướng của người viết mong muốn. Chỉ cần một chút đánh tráo khái niệm, minh họa thêm bằng những chứng lý đối sánh không liên quan nhưng đánh vào trạng thái cảm xúc bức xúc của đám đông. Rồi sau đó lại trích các điều luật để thuyết phục người đọc. Bài viết "Ai có quyền xử lý thi thể Hồ Chí Minh" là một minh chứng cụ thể cho cách thức làm này.

Đầu tiên, bài viết nhắc lại vụ án "Cậu Thủy" và Nguyễn Mạnh Tường để phân tích mức độ của vấn đề xâm phạm hài cốt. Ở phần đầu này, toàn bộ lập luận và chứng lý đều hợp tình hợp lý, không có gì đáng để chê trách. Cậu Thủy và Mạnh Tường bị kết án là hợp với pháp luật Việt Nam, và những việc làm của họ đều gây nhiều phẫn nộ trong dân chúng. Người viết cố tình khơi lại sự phẫn nộ này để dẫn dắt người đọc vào những luận điểm sau. Khi người đọc bị cảm xúc chi phối, sự lý trí để đưa ra phán xét về độ logic của bài viết sẽ suy giảm, dễ bị bài viết thuyết phục hơn. 

Nửa sau, bài viết bộc lộ mục đích chính, đó là kết tội Đảng và chính phủ Việt Nam từ năm 1969 đến nay xâm phạm thi hài Hồ Chí Minh. Tác giả bài viết so sánh việc chính phủ Việt Nam không hỏa thiêu xác ông Hồ mà giữ lại ướp xác với hai sự việc là giấu xác và đánh tráo xác, thật là một sự so sánh khập khiễng. Cậu Thủy bị trừng phạt vì tội danh lừa đảo và xâm phạm thi hài, Mạnh Tường bị kết án vì ngộ sát và phi tang thi hài nạn nhân. Hai sự việc này, tội chứng đã quá rõ ràng, thái độ độc ác của thủ phạm ai cũng có thể thấy rõ, không thể bàn cãi gì hơn. Trong khi ấy, thi hài Hồ Chí Minh được bảo vệ trong lăng, hàng ngày chăm sóc, có người canh gác, được người dân khắp nơi tới viếng thăm. Ở đây không hề có hiện tượng đào trộm hay xâm phạm gì cả. Hai sự việc này vốn dĩ không thể so sánh. 

Tác giả đưa ra di chúc của Hồ Chí Minh về việc hỏa thiêu xác sau khi chết của ông, rồi từ đó quy kết chính quyền là không tuân thủ di chúc, vi phạm pháp luật, cho rằng ý Đảng cao hơn pháp luật. Người viết này chắc không có kiến thức về triết học pháp luật. Một nền pháp luật chuẩn mực cần có sự đồng thuận của đại đa số người dân. Khi đại đa số người dân lúc bấy giờ cùng đưa ra yêu cầu ướp xác Hồ Chí Minh và lưu giữ trong lăng Ba Đình thì yêu cầu này cần được thực hiện. Quyết định lúc ấy của chính phủ là hợp tình hợp lý.

Luật Khoa tạp chí đưa ra bài viết này vốn dĩ không phải vì mục đích thuyết phục chính quyền Việt Nam hiện tại thực hiện di chúc của Hồ Chí Minh, mà có mục đích bôi xấu chính quyền. Nhìn danh sách các cây viết của Luật Khoa tạp chí, ta có thể thấy những nhân vật chống Cộng nhiệt tình như Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn. Các cây viết này cũng thường xuyên viết bài và share bài cho Luật Khoa tạp chí. Luật Khoa tạp chí đặt lại vấn đề thi hài của Hồ Chí Minh, lợi dụng để thực hiện mưu đồ bôi nhọ chính quyền, có thể coi đó là một hành vi xâm phạm thi thể người chết ở mặt tinh thần. Thử hỏi, như thế, người viết bài này nên được buộc vào khung pháp lý gì và có mức hình phạt như thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét